
Cà Mau: Dự toán ngân sách 59,345 tỷ đồng cho nhiều chương trình, nhiệm vụ khoa học và công nghệ năm 2025
UBND tỉnh Cà Mau vừa ký ban hành kế hoạch nhiệm vụ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo địa bàn năm 2025. Trong đó, duyệt 12 nhiệm vụ trọng tâm thuộc các chương trình: Ứng dụng nhân rộng kết quả nghiên cứu thử nghiệm vào sản xuất và đời sống; ứng dụng khoa học, công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới, tái cơ cấu ngành Nông nghiệp và phát triển sản phẩm OCOP; chương trình xây dựng bảo hộ và quán lý phát triển cho các sản phẩm đặc thù và đặc sản ở địa phương; chương trình hỗ trợ doanh nghiệp
Cụ thể theo kế hoạch trong năm 2025 của tỉnh Cà Mau, đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ, chuyển tiếp quản lý việc thực hiện 01 dự án thuộc Chương trình nông thôn miền núi được phê duyệt thực hiện từ năm 2021 gồm: Dự án xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ để khôi phục và phát triển nguồn lợi cá đồng vùng U Minh Hạ, tỉnh Cà Mau.
Đồng thời, phối hợp quản lý 4 nhiệm vụ cấp bộ gồm: Nghiên cứu phát triển công nghệ xử lý nước tuần hoàn và bùn thải trong nuôi tôm siêu thâm canh trên địa bàn Cà Mau và một số tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long; nghiên cứu khai thác và phát triển nguồn gen cá thòi lòi (Periophthalmodon schlosseri Pallas 1770) tại Cà Mau; nghiên cứu các tai biến nứt, sụp lún trượt lở đất và đề xuất các giải pháp khắc phục trên địa bàn tỉnh Cà Mau; dự án đăng ký bảo hộ và quản lý chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm sò huyết của tỉnh Cà Mau cấp quốc gia.

UBND tỉnh Cà Mau đề xuất Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét phê duyệt 6 nhiệm vụ khoa học, công nghệ của tỉnh Cà Mau đặt hàng cho triển khai thực hiện trong năm 2025.
Đối với các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh năm 2025, UBND tỉnh Cà Mau phê duyệt danh mục với 12 nhiệm vụ trọng tâm, cấp thiết để thúc đẩy mạnh mẽ các hoạt động nghiên cứu; ứng dụng, chuyển giao, nhân rộng kết quả khoa học và công nghệ vào sản xuất và đời sống, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, góp phần phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Cà Mau.
Trong đó, tỉnh Cà Mau tiếp tục triển khai các nhiệm vụ thuộc các chương trình: Ứng dụng nhân rộng kết quả nghiên cứu thử nghiệm vào sản xuất và đời sống; ứng dụng khoa học, công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới, tái cơ cấu ngành Nông nghiệp và phát triển sản phẩm OCOP; chương trình xây dựng bảo hộ và quán lý phát triển cho các sản phẩm đặc thù và đặc sản ở địa phương; chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất chất lượng dựa trên nền tảng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo tỉnh Cà Mau. Triển khai việc hỗ trợ công nghệ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo năm 2025 trên địa bàn tỉnh Cà Mau trong lĩnh vực khoa học và công nghệ. Tổng dự toán ngân sách khoa học và công nghệ năm 2025 là 59,345 tỷ đồng.
Trong dự án đăng ký bảo hộ và quản lý chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm sò huyết của tỉnh Cà Mau cấp quốc gia tỉnh Cà Mau UBND tỉnh đã ban hành Quyết định 1547/QĐ-UBND ngày 29/8/2023 Phê duyệt Đề án phát triển sản phẩm sò huyết trên địa bàn tỉnh Cà Mau đến năm 2030. Trong đó, chú trọng khai thác tiềm năng, lợi thế của tỉnh, ứng dụng khoa học công nghệ để phát triển sản xuất sò huyết trở thành sản phẩm chủ lực, đặc biệt là sản xuất theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vừng.
Tổ chức sản xuất các loại hình nuôi thích ứng với biến đổi khí hậu, phù hợp với từng vùng sinh thái; hợp tác liên kết chuỗi giá trị sản phẩm, gắn với xây dựng thương hiệu và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Huy động mọi nguồn lực, các thành phần kinh tế khác nhau để đầu tư, phát triển sản phẩm, trong đó xác định doanh nghiệp nắm vai trò chủ đạo để kết nối với các vùng sản xuất cũng như thị trường tiêu thụ.
Mục tiêu cụ thể đến năm 2025: Nghiên cứu phát triển quy trình sản xuất sò huyết giống nhân tạo nhằm chủ động được 40% nguồn sò huyết giống trên địa bàn toàn tỉnh. Tổng diện tích nuôi đạt 10.900ha, năng suất đạt 1,1 tấn/ha, sản lượng đạt 1 1.990 tấn/năm. Xây dựng được liên kêt sản xuất, tiêu thụ sản phẩm sò huyết nuôi.
Định hướng đến năm 2030: Nghiên cứu phát triến hoàn thiện quy trình sản xuất sò huyết giống nhân tạo nhăm chú động được 80% nguồn sò huyết giống trên địa bàn tỉnh. Tổng diện tích nuôi đạt 18.400ha, năng suất 1,2 tấn/ha, sản lượng đạt 22.080 tấn/năm. Đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng đầu mối thiết yếu đáp ứng yêu cầu sản xuất cho trên 70% các vùng nuôi sò huyết tập trung. Xây dựng được liên kết sản xưất, tiêu thụ cho trên 20% sản phẩm sò huyết nuôi.
Bà Rịa – Vũng Tàu: Ban hành Kế hoạch phát triển ngành nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh năm 2025
Tiêu điểm(Tapchinongthonmoi.vn) - Hiện nay, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã công nhận có 5 nghề truyền thống và 01 làng nghề truyền thống. Ngoài ra, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu xác định ngành nghề nông thôn có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế nông nghiệp góp phần giảm nghèo, nâng cao đời sống cho một số bộ phận gia đình ở nông thôn, đặc biệt góp phần quan trọng vào thực hiện Chương trình MTQG xây dựng Nông thôn mới.
Bà Rịa – Vũng Tàu: Khuyến khích nông dân tham gia tổ hợp tác, hợp tác xã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể
Tiêu điểm(Tapchinongthonmoi.vn) - Tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, kinh tế tập thể với nhiều hình thức hợp tác đa dạng, mà nòng cốt là các tổ hợp tác (THT), hợp tác xã (HTX) trong những năm qua đã có bước phát triển mạnh mẽ cả về lượng và chất. Việc vận động cán bộ, hội viên nông dân tham gia xây dựng và phát triển các hình thức kinh tế tập thể luôn là mục tiêu được Hội nông dân (HND) tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đặt ra trong nhiệm kỳ 2023-2028.
Ninh Thuận: Kinh tế nông nghiệp và nông thôn duy trì đà tăng trưởng
Tiêu điểm(Tapchinongthonmoi.vn) – Trong 9 tháng đầu năm 2024, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Ninh Thuận tiếp tục phục hồi, phát triển ổn định theo kế hoạch (KH). Một số lĩnh vực chuyển biến tích cực như: các ngành thương mại, du lịch, dịch vụ, công nghiệp tăng khá; kinh tế nông nghiệp và nông thôn duy trì tăng trưởng ổn định, quy mô sản xuất nông nghiệp công nghệ cao vượt mục tiêu đề ra.