Cà Mau: Tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc (1954 - 2024)

Vân Nguyễn- Ngọc Đại Thứ bảy, 16/11/2024 07:56 (GMT+7)

Chiều ngày 15/11, tại TP. Cà Mau, tỉnh Cà Mau đã diễn ra hội thảo khoa học với chủ đề “200 ngày tập kết ra Bắc tại Cà Mau tầm nhìn chiến lược và giá trị lịch sử”. Đây là một trong những hoạt động do Ban Tuyên giáo Tỉnh Ủy Cà Mau chủ trì tổ chức nhằm kỷ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc (1954 -2024).

Dự hội thảo có ông Trương Hòa Bình, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, cựu học sinh miền Nam; ông Huỳnh Đảm, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ tịch Trung ương MTTQ Việt Nam; ông Dương Thanh Bình, Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân nguyện của Quốc hội; ông Nguyễn Tiến Hải, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau; bà Đinh Thị Mai, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; cùng các nhà khoa học, và các đồng chí nguyên là cán bộ, chiến sỹ tập kết, cựu học sinh miền Nam tập kết ra Bắc…

Tại hội thảo, các đại biểu đã cùng nhau phân tích, đánh giá ý nghĩa, tư liệu lịch sử, khẳng định sự lãnh đạo, chỉ đạo sáng suốt của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh trong quyết định 200 ngày tập kết, chuyển quân ra Bắc tại tỉnh Cà Mau; những ký ức về tinh thần đoàn kết quân dân của sự kiện tập kết ra Bắc 1954 tại Cà Mau.

Các  đại biểu tham dự Hội thảo. Ảnh:  ĐVCC

Ông Nguyễn Tiến Hải, Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau cho biết: Theo Hiệp định Geneve, địa điểm tập kết ở Nam Bộ được chọn tại 3 khu vực gồm: Khu tập kết 80 ngày ở Hàm Tân - Xuyên Mộc (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu); khu tập kết 100 ngày ở Cao Lãnh (tỉnh Đồng Tháp) và khu tập kết 200 ngày ở tỉnh Cà Mau. Trong đó, điểm tập kết tại tỉnh Cà Mau là tâm điểm, có thời gian dài nhất. Khu vực tập kết ở Cà Mau được xác định dọc theo kênh Chắc Băng (nối ngã ba sông Trẹm, thị trấn Thới Bình đến ngã ba sông Cái Lớn, huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang), cùng một số địa điểm khác trong tỉnh.

Thực hiện chỉ đạo của Trung ương Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Cục miền Nam việc bố trí, sắp xếp lực lượng đi tập kết được Tỉnh ủy cân nhắc kỹ lưỡng, chu đáo, coi việc tập kết là một sự bố trí lực lượng để thực nhiệm vụ cách mạng mới, xác định rõ đi hay ở đều là nhiệm vụ cách mạng với tinh thần “đi là thắng lợi, ở là quang vinh”.

Trong thời gian 200 ngày tập kết, dưới sự lãnh đạo của Đảng, hoạt động của chính quyền cách mạng tại Cà Mau rất hiệu quả, làm đổi mới các khu vực ta mới tiếp quản trên các mặt kinh tế, văn hóa, xã hội. 200 ngày tập kết đó, đồng bào Cà Mau đã thật sự được sống những ngày tự do, hạnh phúc. Đến ngày 8/2/1955, chuyến tàu cuối chuyển quân ở Nam Bộ từ khu tập kết rời bến Sông Đốc, kết thúc 200 ngày tập kết tại Cà Mau.

Được biết, hội thảo khoa học với chủ đề “200 ngày tập kết ra Bắc tại Cà Mau tầm nhìn chiến lược và giá trị lịch sử” nằm trong chuỗi sự kiện, chương trình, hoạt động kỷ niệm 70 năm tập kết ra Bắc (1954 - 2024) do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Cà Mau tổ chức nhằm tuyên truyền, giáo dục truyền thống lịch sử, lòng yêu nước, niềm tự hào, tự tôn dân tộc; khắc sâu đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, khơi dậy tinh thần đại đoàn kết, ý chí tự lực, tự cường và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; thông qua các hoạt động sự kiện để giới thiệu, quảng bá về quê hương và con người Cà Mau dũng cảm, kiên cường, thân thiện và mến khách… góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.

Trong đó, bao gồm các chương trình nghệ thuật kỷ niệm 70 năm tập kết ra Bắc (1954 - 2024) với chủ đề “Tình sâu nghĩa nặng” gắn liền với chương trình nghệ thuật sân khấu hóa tái hiện về lịch sử, vùng đất, con người Cà Mau; lịch sử đấu tranh cách mạng hào hùng trong đấu tranh giải phóng dân tộc, cũng như trong xây dựng và phát triển quê hương Cà Mau trong thời kỳ hội nhập; Hội chợ thương mại diễn ra từ ngày 18/11 – 26/11/2024 tại thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời; Chương trình nghệ thuật lưu động với chủ đề “Hẹn ngày thống nhất”; Chuỗi sự kiện trưng bày, triển lãm hình ảnh, hiện vật, tài liệu; Tổ chức khánh thành Cụm Công trình Tượng đài kỷ niệm chuyền tàu tập kết ra Bắc 1954; Lễ đón nhận Bằng xếp hạng di tích Quốc gia tại thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau; Giải chạy Marathon -  Cà Mau 2024; Ngày hội đua Võ lãi, ngày hội thả Diều nghệ thuật…

Ngoài ra, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Cà Mau đã xây dựng chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Đồng thời, phối hợp với các đơn vị, đoàn thể, ban ngành trong tỉnh Cà Mau tổ chức tái hiện các hoạt động đưa tiễn cán bộ, chiến sỹ, đồng bào miền Nam lên tàu tập kết ra Bắc năm 1954; tổ chức các hoạt động dạy nghề, tuyên truyền, tập huấn chuyển giao khoa học công nghệ, chuyển đổi số; khởi nghiệp phát triển kinh tế hộ gia đình, thực hiện công trình phần việc của thanh niên gắn liền với mục tiêu xây dựng nông thôn mới; thăm tặng quà nhân chứng lịch sử, đối tượng chính sách, khám chữa bệnh cho nhân dân; xây dựng mới, sữa chữa nhà ở cho hộ gia đình chích sách, hộ gia đình khó khăn; sửa chữa cầu đường, tôn tạo di tích lịch sử.

Vân Nguyễn- Ngọc Đại
Bà Rịa - Vũng Tàu vươn lên Top 4 cả nước về GRDP

Bà Rịa - Vũng Tàu vươn lên Top 4 cả nước về GRDP

(Tapchinongthonmoi.vn) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, hoạt động đầu tư của nhà nước và doanh nghiệp; kết quả tình hình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh có những chuyển biến đột phá hơn so với cùng kỳ năm 2023, có 13/14 chỉ tiêu kinh tế, tài chính tăng trưởng so với cùng kỳ và cao hơn mức kế hoạch cả năm 2024. 

Tây Ninh kêu gọi đầu tư, phát triển hệ sinh thái nông nghiệp công nghệ cao

Tây Ninh kêu gọi đầu tư, phát triển hệ sinh thái nông nghiệp công nghệ cao

(Tapchinongthonmoi.vn) - Tỉnh Tây Ninh đã và đang tập trung tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp trong quá trình đầu tư vào vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Bà Rịa – Vũng Tàu: Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, nâng giá trị sản phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp

Bà Rịa – Vũng Tàu: Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, nâng giá trị sản phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp

(Tapchinongthonmoi.vn) – Tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, nhiều nông dân áp dụng các công nghệ cao vào sản xuất giúp các cơ sở, nông dân chủ động được mùa vụ, tăng số vụ sản xuất, kiểm soát được dịch hại, vật tư nông nghiệp đầu vào, chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn. Đồng thời, sản xuất có ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm.