
Khai mạc Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Sơn La lần thứ IV, năm 2024
Ngày 17/11, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh đã diễn ra Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Sơn La lần thứ IV, năm 2024.
Dự Đại hội, về phía Trung ương có bà Tòng Thị Phóng, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Sơn La; ông Nguyễn Hữu Đông, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Sơn La; bà Nông Thị Hà, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc.
Về phía tỉnh Sơn La, dự Đại hội có ông Hoàng Quốc Khánh, Bí thư Tỉnh ủy; ông Lò Minh Hùng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; ông Nguyễn Đình Việt, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí nguyên lãnh đạo tỉnh qua các thời kỳ; các đồng chí trong tập thể Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Thường trực HĐND, lãnh đạo UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; đại diện lãnh đạo Ban Dân tộc các tỉnh: Phú Thọ, Thanh Hóa, Hòa Bình, Điện Biên, Lai Châu; lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố; các lão thành cách mạng, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động, cùng 246 đại biểu đại diện cho 11 dân tộc thiểu số cư trú trên địa bàn tỉnh.

Phát biểu khai mạc Đại hội, bà Tráng Thị Xuân, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Sơn La cho biết: Tỉnh Sơn La là địa bàn cư trú lâu đời của 12 dân tộc anh em gồm các dân tộc: Kinh, Thái, Mông, Mường, Dao, Khơ Mú, Sinh Mun, Kháng, Lào, La Ha, Tày, Hoa. Cùng chung truyền thống của đại gia đình các dân tộc Việt Nam, đồng bào các dân tộc thiểu số trong tỉnh có lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần đoàn kết, gắn bó bên nhau, cùng nhau phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng xây dựng quê hương đất nước.
Những năm qua, cấp ủy, chính quyền và hệ thống chính trị của tỉnh luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả công tác dân tộc; khẳng định đường lối nhất quán của Đảng, Nhà nước ta về công tác dân tộc và đại đoàn kết toàn dân tộc; huy động mọi nguồn lực cho thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; cơ bản hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu đã đặt ra.
Trong giai đoạn 2019-2024, kinh tế tỉnh Sơn La tiếp tục tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hoá chất lượng cao; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được quan tâm đầu tư; sự nghiệp giáo dục, y tế, văn hoá, xã hội, giảm nghèo có nhiều chuyển biến tiến bộ; đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc thiểu sô không ngừng được nâng cao; khối đại đoàn kết các dân tộc được tăng cường; an ninh chính trị, trật tự xã hội được giữ vững; công tác xây dựng Đảng, củng hệ thống chính trị đạt nhiều kết quả tích cực.

Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Sơn La lần thứ IV, năm 2024 là sự kiện chính trị quan trọng, tiếp tục khẳng định chủ trương, đường lối, chính sách dân tộc nhất quán của Đảng và Nhà nước ta về công tác dân tộc. Đây là hoạt động mang tính biểu tượng của khối đại đoàn kết, thống nhất ý chí và hành động của các dân tộc trên địa bàn tỉnh; là dịp để ghi nhận, tôn vinh, biểu dương các tập thể, cá nhân tiêu biểu, có thành tích xuất sắc trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo tồn các giá trị văn hóa và xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc; là diễn đàn giao lưu, học tập, trao đổi kinh nghiệm giữa các dân tộc. Đây cũng là đợt sinh hoạt chính trị, xã hội sâu rộng nhằm tăng cường nhận thức, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh về công tác dân tộc và đại đoàn kết dân tộc; củng cố niềm tin và sự đồng thuận của Nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.
Là huyện biên giới của tỉnh Sơn La, huyện Sông Mã có gần 90% là đồng bào dân tộc thiểu số. Để đảm bảo đời sống cho bà con, những năm qua, huyện Sông Mã đã triển khai hiệu quả công tác dân tộc, chính sách dân tộc.

Đại diện cho các dân tộc huyện Sông Mã tham dự Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Sơn La lần thứ IV, bà Cầm Thị Ngọc Yến, Phó Chủ tịch UBND huyện Sông Mã cho biết: Đối với công tác dân tộc, trong những năm gần đây, huyện Sông Mã cũng đã chỉ đạo, tập trung làm tốt công tác tuyên truyền về các chế độ chính sách, các văn bản hướng dẫn chỉ đạo của cấp trên đến với bà con nhân dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa, đặc biệt là các chính sách áp dụng khoa học kỹ thuật vào đời sống để nâng cao hiệu quả sản xuất, ổn định cuộc sống, tăng thu nhập cho người dân. Đối với các mô hình, các dự án, huyện đã tập trung chỉ đạo, hướng dẫn bà con phát triển sản xuất, triển khai những mô hình như trồng nhãn có sản lượng, giá trị kinh tế cao để nâng cao đời sống của người dân.
Đồng bào dân tộc Dao có khoảng 22.500 người, chiếm 1,69% dân số tỉnh Sơn La, sinh sống chủ yếu ở các huyện Phù Yên, Mộc Châu, Yên Châu, Bắc Yên. Đồng bào Dao không có văn tự riêng, sử dụng chữ Hán đã được "Dao hoá" gọi là chữ Nàm Dao; ngôn ngữ thuộc nhóm Mông - Dao. Người Dao ở Sơn La có 3 ngành: Dao Tiền, Dao Đỏ và Dao Quần Chẹt.
Tham dự Đại hội, chị Bàn Thị Huệ, dân tộc Dao Tiền, đại diện cho các dân tộc huyện Phù Yên tham dự Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Sơn La lần thứ IV, năm 2024 chia sẻ: "Tôi là dân tộc Dao ở Phù Yên. Hôm nay, vinh dự và tự hào được đến với Đại hội, tôi mong muốn sau Đại hội, được Đảng, Nhà nước và Chính phủ có chính sách quan tâm đến đồng bào các dân tộc nói chung và dân tộc Dao nói riêng, có những chính sách tốt nhất để bà con để cải thiện đời sống.”

Trước đó, vào chiều 16/11, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Sơn La đã diễn ra Phiên trù bị Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Sơn La lần thứ IV, năm 2024.
Tại Phiên trù bị Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Sơn La lần thứ IV năm 2024, các đại biểu đã biểu quyết thông qua các nội dung quan trọng của Đại hội. Đại hội đã bầu Đoàn Chủ tịch Đại hội gồm 11 người; Đoàn Thư ký Đại hội; Ban thẩm tra tư cách đại biểu; biểu quyết thông các nội dung quan trọng của Đại hội; nội quy đại hội.
Dưới sự điều hành của Đoàn Chủ tịch, Phiên trù bị Đại hội diễn ra với tinh đoàn kết, thống nhất, nghiêm túc. Toàn thể Đại hội đã nhất trí thông qua nội dung chương trình Phiên chính thức Đại hội diễn ra sáng ngày 17/11; đồng thời, thông qua nội quy Đại hội.
Bà Rịa - Vũng Tàu vươn lên Top 4 cả nước về GRDP
Diễn đàn mở(Tapchinongthonmoi.vn) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, hoạt động đầu tư của nhà nước và doanh nghiệp; kết quả tình hình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh có những chuyển biến đột phá hơn so với cùng kỳ năm 2023, có 13/14 chỉ tiêu kinh tế, tài chính tăng trưởng so với cùng kỳ và cao hơn mức kế hoạch cả năm 2024.
Tây Ninh kêu gọi đầu tư, phát triển hệ sinh thái nông nghiệp công nghệ cao
Diễn đàn mở(Tapchinongthonmoi.vn) - Tỉnh Tây Ninh đã và đang tập trung tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp trong quá trình đầu tư vào vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Bà Rịa – Vũng Tàu: Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, nâng giá trị sản phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp
Diễn đàn mở(Tapchinongthonmoi.vn) – Tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, nhiều nông dân áp dụng các công nghệ cao vào sản xuất giúp các cơ sở, nông dân chủ động được mùa vụ, tăng số vụ sản xuất, kiểm soát được dịch hại, vật tư nông nghiệp đầu vào, chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn. Đồng thời, sản xuất có ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm.