
Khai mạc “Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam” lần thứ 2 tại thành phố Huế
(Tapchinongthonmoi.vn) - “Tiếp tục tạo môi trường thuận lợi nhất để khuyến khích mọi người tham gia viết sách, đọc sách nhằm tạo ra tác phẩm tốt, làm phong phú thêm nguồn sách; tôn vinh các tác giả, văn nghệ sĩ, những tấm gương vì cộng đồng đã đưa sách, văn hóa đọc đến với mọi người, mọi nhà”, đó là phát biểu của Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang tại lễ khai mạc.
Chiều tối 21/4, tại thành phố Huế, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế tổ chức lễ khai mạc "Ngày sách và văn hóa đọc" lần thứ 2.

Ngày Sách và Văn hoá đọc Việt Nam lần thứ 2 được tổ chức tại Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên - Huế, trong khuôn viên Hoàng thành Huế, địa điểm trước đây là Quốc Tử Giám, nơi đào tạo sỹ phu, nhân tài của đất nước suốt một giai đoạn dài lịch sử, nơi biểu tượng cho tinh thần “tôn sư, trọng đạo, yêu chữ, quý sách” của truyền thống dân tộc.
Tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông quan tâm xây dựng chính sách tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các đơn vị xuất bản phát triển theo hướng tinh gọn, chất lượng và hiện đại hóa; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tập trung đẩy mạnh phát triển văn hóa đọc, đưa sách vào cộng đồng; các bộ, ngành, địa phương tích cực lồng ghép văn hóa đọc trong tất cả phong trào như: Xây dựng văn hóa, khuyến học…

Đồng thời Phó Thủ tướng cũng nhấn mạnh “Tôi tin tưởng rằng, các chuỗi hoạt động và sự kiện chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ hai được tổ chức hôm nay và trong những ngày tới tại Thành phố Huế cũng như khắp mọi miền Tổ quốc thực sự phát huy được nét đẹp văn hóa truyền thống: tôn vinh sách và những người làm sách, phát triển phong trào đọc sách”.
Những việc phải làm về văn hoá đọc là khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách, tạo dựng môi trường đọc thuận lợi, xây dựng thói quen đọc sách trong gia đình, trường học, cơ quan, tổ chức; phát hiện, tôn vinh các tổ chức, cá nhân có những đóng góp cho phát triển sách và văn hóa đọc trong cộng đồng; nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành, các cơ quan chức năng và các tổ chức xã hội đối với việc xây dựng và phát triển văn hóa đọc.

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết các thông điệp chính của Ngày Sách và Văn hoá đọc năm nay là “Sách: nhận thức - đổi mới - sáng tạo”; “Sách cho tôi, sách cho bạn”; “Thời đại mới đòi hỏi phải có nhận thức mới, cách làm mới”.
Theo Bộ trưởng đổi mới trong nhận thức, đổi mới trong sáng tạo, đổi mới trong phương thức xuất bản, đổi mới trong cách tiếp cận bạn đọc để sách vẫn là sách, nhưng đa dạng hình tướng, đến được hàng triệu người, để xuất bản phát triển mạnh mẽ hơn theo hướng dân tộc hoá nhưng vẫn phải hiện đại hoá bằng công nghệ số, vẫn phải đại chúng hoá thông qua đa nền tảng số.
Phim Bão ngầm: \"Chọn đạo diễn Đinh Thái Thụy vì đời tư không có scandal\"
Giải trí“Bão ngầm” được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của Nhà văn Đào Trung Hiếu - một cựu cán bộ cảnh sát hình sự - và ông cũng chính là biên kịch, phó đạo diễn của phim. Bộ phim đang được công chiếu trên VTV1 và nhận được rất nhiều phản hồi tích cực của khán giả. Phóng viên đã có cuộc trò chuyện cùng bà Nguyễn Thị Diễm Thúy – chủ đầu tư của bộ phim này.
Áo dài ngũ thân cổ đứng khuy cài: Sự lịch duyệt đến từ chi tiết
Giải tríHiện nay, xu hướng tìm về nguyên bản của chiếc áo dài ngũ thân đang được mọi người yêu chuộng. “Trang phục phản ánh lịch sử, như vậy sẽ phản ánh cả văn hóa”. Nhưng, có thể hiểu thế nào là áo dài cổ? Hay nói đúng hơn là áo ngũ thân cổ đứng khuy
Người truyền lửa then giữa thành phố mang tên Bác
Giải tríTrong quãng gần 20 năm, tình yêu với hát Then- dàn Tính được má Ngọc Thanh nhân lên thành ngọn lửa… Hát Then là một thực hành nghi lễ không thể thiếu trong đời sống tâm linh của các dân tộc: Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam. Hát Then thường gắn liền với nhạc cụ