
Làng nghề hương thẻ Tây Lân tất bật vào Tết
(Tapchinongthonmoi.vn) - Làng nghề làm hương thẻ Tây Lân, xã Nghi Trường (Nghi Lộc – Nghệ An) những ngày giáp Tết Nguyên đán Quý Mão rộn ràng hẳn lên. Người lựa thẻ hương, người đóng gói, người sắp xếp hương thẻ… mỗi người một việc chạy hết công suất không ngưng nghỉ để kịp phục vụ thị trường những ngày cận Tết.

Ngày cuối năm 2022, chúng tôi có mặt tại xưởng sản xuất của chị Lê Thị Nga, một trong những cơ sở sản xuất hương ở làng nghề Tây Lân, tại đây chị Nga chia sẻ: Ngày thường công nhân ở đây làm việc đã nhiều rồi nhưng nay gần đến ngày Tết số lượng hương thẻ vươn ra thị trường nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của khách hàng nên khối lượng sản phẩm cần cung ứng ra vượt trội vì thế công nhân phải tăng công suất làm việc lên gấp 2 – 3 lần. Mỗi công nhân đến đây làm được trả công theo sản phẩm, bởi thế nhiều người tranh thủ mang hàng về nhà làm đêm cho thuận tiện.
Chị Nga là người đã gắn bó với nghề làm hương truyền thống được gần 40 năm. Chị Nga chia sẻ, nguyên liệu để làm hương đều được mua ở các vùng cao đó là các loại thảo mộc như rễ hương, hoa hồi, quế chi… Ưu điểm của loại hương này không gây độc hại với sức khỏe người sử dụng, cũng như người trực tiếp sản xuất.

“Vụ Tết, cơ sở phải thuê 15 người làm việc cả ngày, đêm để kịp các đơn hàng cho khách. Mỗi ngày, 2 cơ sở làm hương của tôi sản xuất gần 20.000 thẻ hương. Thị trường chủ yếu bán trong tỉnh, Thanh Hóa và Hà Tĩnh. Có những hôm đơn hàng lên tới 30.000 thẻ nhưng không nhận hết được”, chị Nga cho biết thêm.
Nghề làm thẻ hương của làng Tây Lân xã Nghi Trường khác hẳn với làm hương trầm, nghề này sản xuất và đưa ra thị trường thường xuyên trong năm và tăng công suất cực đại những ngày gần Tết. Còn đối với nghề làm hương trầm chủ yếu vào vụ ngày giáp Têt, vì thế lượng người lao động tại làng nghề làm hương thẻ được giải quyết việc làm và thu nhập đều đặn hơn.

Một điều đặc biệt, hương thẻ ở Tây Lân không chỉ cung cấp cho thị trường trong nước mà còn xuất bán một số lượng lớn ở Lào, Campuchia. Hiện 100% hộ sản xuất hương ở làng nghề này cũng đã đầu tư mua sắm máy móc và trang thiết bị làm hương như máy trộn nguyên liệu, máy bắn que. Máy móc trang thiết bị hiện đại nên sản phẩm làm ra vừa đẹp, vừa đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.

Ông Nguyễn Duy Châu, Chủ tịch UBND xã Nghi Trường cho biết: "Làng nghề ra đời không chỉ giải quyết nhu cầu công việc cho người lao động tại địa phương mà còn góp phần rất lớn trong việc nâng cao thu nhập, cải thiện mức sống và tạo nên lề lối làm việc có trách nhiệm, có tổ chức và tuân thủ quy trình sản xuất an toàn tại cơ sở. Điều đáng mừng là nhờ có làng nghề mà một số bà con trong xã không phải tha phương tìm kiếm việc làm. Nghề làm hương ở đây đã có từ lâu, được công nhận danh hiệu làng nghề hơn 10 năm trước. Thời cao điểm, làng nghề này có hơn 30 hộ sản xuất hương”.
Người hiếm hoi còn lại của bản Sà Chải làm trống thiêng
Làng nghềBằng tất cả tiềm năng năng sáng tạo mà trời ban tặng cho người nghệ nhân chân quê, cuối cùng Lý Phủ Quyện (bản Sà Chải, xã Tà Phìn, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai) cũng hoàn thành chiếc trống nêm. Đấy là tác phẩm nghệ thuật mở đầu cho một năm chế tác đầy những công phu, sáng tạo của anh.
Độc đáo nghề gốm “mẹ truyền con nối”
Làng nghềỞ Bình Thuận có một làng nghề rất độc đáo đó là Làng gốm Gọ truyền thống của người Chăm ở thôn Bình Đức (xã Phan Hiệp, huyện Bắc Bình). Nghề do phụ nữ đảm nhận những việc chính và được truyền từ mẹ cho con gái. Nghề gốm không chỉ tạo sinh kế cho người dân địa phương mà còn góp phần gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc.
Hoa cây cảnh Phụng Công chinh phục người tiêu dùng
Làng nghềNằm bên bờ sông Hồng, người làng Phụng Công đã có truyền thống chơi hoa từ lâu. Các loại hoa và cây cảnh của Phụng Công rất đa dạng, vừa mang tính truyền thống vừa mang tính hiện đại, đáp ứng nhu cầu của thị trường.