Một cây làm chẳng nên non ba cây chụm lại lên hòn núi cao

Hoàng Tính Thứ ba, 28/03/2023 07:58 (GMT+7)

(Tapchinongthonmoi.vn) - Thấm nhuần lời dạy đó, các thanh niên dân tộc Thái ở xã Mường Mô (huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu) đã tập hợp, đoàn kết lại với nhau để phát triển mô hình nuôi cá kết hợp với du lịch, bước đầu mô hình đã cho hiệu quả kinh tế khá.

Với ý chí quyết tâm lập nghiệp ngay trên mảnh đất quê hương mình, 7 chàng trai trẻ của xã Mường Mô đã tập hợp lại với nhau để cùng phát triển kinh tế và góp phần xây dựng quê hương ngày một giàu đẹp.

Phát huy lợi thế lòng hồ thuỷ điện Lai Châu, các thanh niên trẻ của xã Mường Mô đã xây dựng mô hình phát triển kinh tế chăn nuôi cá lồng bè và du lịch trải nghiệm. (Ảnh Mường Mô Travel)

Tận dụng lợi thế từ diện tích mặt nước của hồ thuỷ điện Lai Châu có sẵn trên địa bàn, các chàng thanh niên đã lên ý tưởng nuôi cá lồng bè và phát triển du lịch sinh thái trải nghiệm trên lòng hồ.

Nói là làm, để có cơ sở pháp lý thực hiện và phát triển bền vững, các thanh niên trẻ của xã Mường Mô đã đăng ký thành lập Hợp tác xã Thanh niên Mường Mô để hoạt động.

Ý tưởng là vậy, những quá trình “Khởi nghiệp” của Hợp tác xã Thanh niên Mường Mô cũng gặp không ít những thách thức và khó khăn như: Vốn, kinh nghiệm, quản trị, quảng bá… nhưng với nhiệt huyết tuổi trẻ, mong muốn vươn lên để khẳng định vai trò của thanh niên trong phát triển kinh tế ở địa phương. Các thành viên trong Hợp tác xã Thanh niên Mường Mô đã cùng nhau nỗ lực, học hỏi, tham khảo kinh nghiệm, cách làm từ nhiều mô hình… ở trong và ngoài tỉnh Lai Châu trên các phương tiện thông tin truyền thông, báo đài, để từ đó áp dụng vào thực tiễn mô hình của mình.

Anh Lù Văn Dũng - Giám đốc HTX Thanh niên Mường Mô cho biết: Hiện nay, Hợp tác xã đã đầu tư được 10 lồng nuôi cá và 2 nhà nổi để phát triển du lịch trải nghiệm. Với lợi thế của giới trẻ việc quảng bá phát triển du lịch được Hợp tác xã chủ động phát triển trên các nền tảng mạng xã hội: fabook, youtube, tiktok…. Đặc biệt với trang fabook “Mường Mô Travel” đã góp phần quảng bá tới du khách về vẻ đẹp, cảnh quan, con người và dịch vụ của Hợp tác xã.

Với việc đầu tư bài bản cùng cách làm khoa học, đến nay mỗi tháng Hợp tác xã đón khoảng 30 đoàn khách đến thăm quan, khám phá và trải nghiệm lòng hồ thuỷ điện Lai Châu. Qua đó đã góp phần ổn định về thu nhập cho các thành viên của Hợp tác xã, ngoài ra còn tạo công ăn việc làm cho 3-5 lao động thời vụ tại địa phương.

Sau hơn 1 năm được thành lập và đi vào hoạt động, Hợp tác xã Thanh niên Mường Mô đã bước đầu khẳng định được sự hiệu quả về phát triển kinh tế ở địa phương. Không chỉ góp phần thúc đẩy những thế mạnh của địa phương trong phát triển nông nghiệp, du lịch mà Hợp tác xã còn thúc đẩy quá trình khởi nghiệp, truyền cảm hứng cho các thanh niên muốn phát triển kinh tế mà không phải rời xa quê hương.

Mặt nước rộng, trong xanh đã tạo sức hút cho làm du lịch trải nghiệm ở Mường Mô (Ảnh Mường Mô Travel)
Du khách sẽ có những trải nghiệm ấn tượng khi khám phá du lịch lòng hồ thuỷ điện Lai Châu (Ảnh Mường Mô Travel)
Các món ăn dân tộc sẽ làm hài lòng những du khách khi tới với nơi đây. (Ảnh Mường Mô Travel)
Những điểm "Check in" thú vị. (Ảnh Mường Mô Travel)
Các đoàn khách đến thăm quan, trải nghiệm (Ảnh Mường Mô Travel)
Mô hình đã truyền cảm hứng để các thanh niên tự tin phát triển lập nghiệp ngay trên quê hương của mình. (Ảnh Mường Mô Travel)

 

Hoàng Tính
Nông dân người Dao khởi nghiệp nuôi cá hồi trên đỉnh Mẫu Sơn

Nông dân người Dao khởi nghiệp nuôi cá hồi trên đỉnh Mẫu Sơn

Anh Triệu Văn Trình người dân tộc Dao ở bản Khuổi Cấp (xã Mẫu Sơn, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn) không chỉ là một nông dân nổi tiếng về nuôi cá hồi trên đỉnh núi, mà anh còn đóng góp nhiều công sức cho phát triển cộng đồng và là tuyên truyền viên tích cực trong phòng chống dịch bệnh Covid-19.

Trang trại tiền tỷ của chàng kỹ sư máy tính

Trang trại tiền tỷ của chàng kỹ sư máy tính

Sinh ra trên vùng đất khắc nghiệt, anh Nguyễn Thanh Tuấn (xã Tam Hiệp, huyện Núi Thành, Quảng Nam) từ bỏ công việc của một kỹ sư máy tính ở thành phố để về quê lập nghiệp. Trên vùng cát cháy, anh đã lập nên trang trại tổng hợp cho lợi nhuận 2 tỷ đồng mỗi năm.

Doanh thu 3 tỷ đồng/năm nhờ ý tưởng chế biến cá trắm đen độc đáo

Doanh thu 3 tỷ đồng/năm nhờ ý tưởng chế biến cá trắm đen độc đáo

Cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, nhiều vùng quê đã và đang có nhiều đổi thay tích cực từ những ý tưởng, cách làm sáng tạo, quyết tâm của những người nông dân. Điển hình trong số đó là anh Trần Văn Khoa ở xã Mỹ Hà (huyện Mỹ Lộc, Nam Định).