Ngày Khí tượng Thế giới 23.3.2022: “Cảnh báo sớm và Hành động sớm”

Bảo Minh Thứ tư, 23/03/2022 10:51 (GMT+7)

Ngày Khí tượng Thế giới 23 tháng 3 năm 2022 đươc Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) phát động với chủ đề “Cảnh báo sớm và Hành động sớm. Thông tin Khí tượng Thuỷ văn và Khí hậu để giảm nhẹ rủi ro thiên tai”. Thông điệp này nhấn mạnh về vai trò của công tác thông tin, dự báo tác động, đồng thời cần phải phối hợp, thiết lập mối quan hệ chặt chẽ hơn giữa các cơ quan Khí tượng Thủy văn quốc gia, cơ quan Quản lý thiên tai và chính quyền.

Tổ chức Khí tượng Thế giới thông qua mạng lưới của mình sẽ giúp cho các nhà chuyên môn Khí tượng Thủy văn của các quốc gia lập kế hoạch dự báo cho cả ngày trên khu vực mình theo dõi. Nếu không có dữ liệu do Tổ chức Khí tượng Thế giới thu thập, sẽ không thể có được dự báo thời tiết hàng ngày chính xác. Hầu hết mọi người lên kế hoạch cho cả ngày của họ - từ cách ăn mặc đến việc phải làm – phụ thuộc những thông tin được người đo thời tiết cung cấp. 

Theo dõi diến biến thường xuyên của thời tiết cũng đồng thời theo dõi thiệt hại do khí hậu gây ra. Tổ chức Khí tượng Thế giới không chỉ theo dõi về thời tiết. Họ phát hiện và theo dõi những thay đổi của khí hậu. Điều này có thể bao gồm từ việc thay đổi mực nước biển, dao động nhiệt độ và mức độ gia tăng của khí nhà kính trong khí quyển. Thông tin này rất quan trọng đối với sự hiểu biết của chúng ta về các cuộc khủng hoảng do biến đổi khí hậu.

Tổ chức Khí tượng Thế giới sẽ cảnh báo chúng ta về thảm họa thiên nhiên. Thiên tai quả là thảm khốc, nhưng chúng sẽ còn tồi tệ hơn nhiều nếu chúng ta không thể theo dõi cơn bão trong nhiều ngày trước khi nó ập đến. Nhờ có WMO, các quốc gia trong vùng dễ bị ảnh hưởng có thể dự đoán những cơn bão lớn với đủ thời gian để mọi người sơ tán khỏi khu vực, hoặc ít nhất là chuẩn bị phòng chống, giảm thiểu thiệt hại khi cơn bão ập đến.

Thiên tai quả là thảm khốc, nhưng chúng sẽ còn tồi tệ hơn nhiều nếu chúng ta không thể theo dõi cơn bão trong nhiều ngày trước khi nó ập đến.

Với mục tiêu góp phần hiểu rõ hơn về sự biến đổi khí hậu cũng như phát triển các ứng dụng khí hậu rất cần thiết để giải quyết một số thách thức lớn của thế kỷ này, Ngày Khí tượng Thế giới hàng năm được tổ chức vào ngày 23 tháng 3 bởi Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) và cộng đồng khí tượng trên toàn thế giới. Ngày này kỷ niệm việc Công ước WMO có hiệu lực vào năm 1950.

Thời tiết, khí hậu và các hiện tượng cực đoan về nước đang trở nên thường xuyên hơn và khốc liệt hơn ở nhiều nơi trên thế giới do hậu quả của biến đổi khí hậu. Nhiều người trong chúng ta đang phải đối mặt với nhiều hiểm họa liên quan hơn bao giờ hết, chúng đang phát triển do kết quả của sự gia tăng dân số, đô thị hóa và suy thoái môi trường.

Ngày Khí tượng thế giới 23 tháng 3 năm 2022 đươc Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) phát động với chủ đề “Cảnh báo sớm và Hành động sớm. Thông tin Khí tượng Thuỷ văn và Khí hậu để giảm nhẹ rủi ro thiên tai”. Thông điệp này nhấn mạnh về vai trò của công tác thông tin, dự báo tác động, đồng thời cần phải phối hợp, thiết lập mối quan hệ chặt chẽ hơn giữa các cơ quan Khí tượng Thủy văn quốc gia, cơ quan Quản lý thiên tai và chính quyền địa phương. Đây là điều kiện tiên quyết để phòng ngừa, sẵn sàng và ứng phó với thời tiết, khí hậu tốt hơn, góp phần bảo vệ cuộc sống và sinh kế bền vững cho người dân.

Những thông tin dự báo về thời tiết theo cách làm truyền thống sẽ không còn là những căn cứ đầy đủ. Nhờ công nghệ phát triển, những thông tin dự báo sớm cho công chúng về những gì thời tiết sẽ gây ra là rất quan trọng để bảo vệ cuộc sống và sinh kế của người dân. Tuy nhiên, hiện nay trên thế giới, cứ ba người thì sẽ có một người chưa được đón nhận thông tin đầy đủ bởi các hệ thống cảnh báo sớm.

Dù đã được dự đoán, theo dõi và cảnh báo, nhưng trận song thần năm 2011 đã gây thiệt hại vô cùng to lớn cho đất nước và người dân Nhật Bản.

Sự phối hợp chặt chẽ hơn giữa các Cơ quan Khí tượng Thủy văn, các Cơ quan quản lý thiên tai và các Cơ quan phát triển của các quốc gia là cơ sở để phòng chống và ứng phó tốt hơn.

Đại dịch Covid -19 làm phức tạp hóa những thách thức mà xã hội phải đối mặt và làm suy yếu các cơ chế ứng phó. Đại dịch cũng chỉ ra, trong một thế giới kết nối, chúng ta cần áp dụng cách tiếp cận đa hiểm họa, xuyên biên giới để tạo ra những bước tiến hướng tới các mục tiêu toàn cầu về hành động khí hậu, giảm nhẹ rủi ro thiên tai và phát triển bền vững.

Thế giới cần chuẩn bị sẵn sàng và hành động đúng lúc, đúng chỗ, có thể cứu sống nhiều người và bảo vệ sinh kế của cộng đồng ở mọi nơi, cả trong hiện tại và tương lai khi chủ động nằm bắt được những diễn biến của thời tiết, khí hậu.

(dịch từ Website Tổ chức Khí tượng Thế giới WMO)

Bảo Minh
Phiên thảo luận mở Cấp cao của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc: “Chỉ có hợp tác, đối thoại mới có thể kiến tạo hòa bình, ổn định và thịnh vượng”

Phiên thảo luận mở Cấp cao của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc: “Chỉ có hợp tác, đối thoại mới có thể kiến tạo hòa bình, ổn định và thịnh vượng”

Đây cũng là thông điệp mà các nhà lãnh đạo toàn cầu, các đại diện Chính phủ, các tổ chức quốc tế đưa ra tại phiên thảo luận mở Cấp cao của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc diễn ra tối 19/4 theo hình thức trực tuyến, với sự chủ trì của Chủ tịch

Dấu ấn chính sách và đạo đức trong nông nghiệp Australia

Dấu ấn chính sách và đạo đức trong nông nghiệp Australia

Nông nghiệp không phải là ngành có thế mạnh của Australia nhưng với các chính sách đúng đắn của Chính phủ, nông nghiệp nước này đã thực sự phát triển không những đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn xuất khẩu 80% sản lượng; thu nhập bình quân của nông dân

Festo, đối tác cung cấp công nghệ tự động hóa cho hiệu suất tối đa

Festo, đối tác cung cấp công nghệ tự động hóa cho hiệu suất tối đa

Festo (Đức) là Tập đoàn toàn cầu trong lĩnh vực số hóa, nhà cung cấp công nghệ tự động hóa và giáo dục kỹ thuật hàng đầu thế giới. Tập đoàn này đã và đang triển khai các dịch vụ và sản phẩm của mình để đáp ứng những yêu cầu về sản xuất thông