Trà hoa vàng và câu chuyện phát hiện, bảo tồn cây dược liệu quý ở Thái Nguyên

Thứ năm, 27/02/2025 10:25 (GMT+7)

Theo PGS.TS Trần Ninh, trong gần 30 năm gắn bó cùng các đồng nghiệp, ông đã đi khắp các vùng miền Việt Nam và phát hiện được 25 loài trà hoa vàng mới cho khoa học. Ông đã đặt tên cho loài hoa trà hoa vàng bản địa Thái Nguyên trên dãy núi Tam Đảo là Hakodae Ninh. Từ những phát hiện trên, "Nhà Khoa học của nhà nông" Phạm Thị Lý đã lựa chọn trà hoa vàng để đưa vào "mô hình đa hệ sinh học dược liệu dưới tán rừng".

Chè hoa vàng, trà hoa vàng hay còn gọi là Kim hoa trà (danh pháp hai phần: Camellia chrysantha) là một loài thực vật hạt kín trong họ Theaceae, được tìm thấy ở Tây Nam, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc  và Việt Nam phát hiện ở các tỉnh như: tỉnh Bắc Giang, tỉnh Bắc Kạn, tỉnh Quảng Ninh, Nghệ An. Vĩnh Phúc, Ninh Bình, Lâm Đồng, Tuyên Quang, Hà Nội, Đồng Nai, Gia Lai.

Trà hoa vàng hỗ trợ tích cực cho điều trị ung thư

Theo nhiều tài liệu khoa học tin cậy, chè hoa vàng là loài cây quý hiếm, có nhiều giá trị có thể lấy hoa và lá để làm dược liệu, hoặc làm cây trồng tầng dưới ở các đai rừng phòng hộ, trồng làm cây cảnh và làm đồ uống cao cấp, có tác dụng phòng và hỗ trợ điều trị các bệnh huyết áp, tim mạch, tiểu đường, u bướu… Mặc dù có đa công dụng như vậy, nhưng hiện nay, chè hoa vàng bị đứng trước nguy cơ bị mất môi trường sống tự nhiên, cũng như việc thu lượm cây giống thái quá, chưa có sự quan tâm bảo vệ đúng mức.

Theo "Camellia International Journal" – Tạp chí chuyên nghiên cứu về Chè hoa vàng của thế giới, các hợp chất của chè hoa vàng có khả năng kiềm chế sự sinh trưởng của các khối u đến 33,8% trong khi chỉ cần đạt đến ngưỡng 30% đã có thể xem là có hiệu quả trong điều trị ung thư; giúp giảm đến 35% hàm lượng cholesterol trong máu, trong khi dùng một số loại thuốc khác thì mức độ giảm chỉ là 33,2%...

Phó Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam Bùi Thị Thơm (giữa) và bà Nguyễn Thị Thanh Huyền - Tổng Biên tập Tạp chí Nông thôn mới thăm khu bảo tồn các giống trà quý của bà Phạm Thị Lý.

Trong trà hoa vàng có chứa hơn 400 hợp chất hóa học không có độc tố tác dụng phụ, một số chất chống oxy hóa nổi trội như saponin, polyphenol, flavonoid, catechin, polysaccharide,… các nguyên tố vi lượng: Selenium (Se), Germannium (Ge), Kalium (K) Kẽm (Zn), Molypden (Mo), Vanadium (V), Mangan (Mn) và các vitamin B1, B2, C… Một số công trình nghiên cứu cho thấy trà hoa vàng hỗ trợ giảm triệu chứng xơ vữa động mạch do máu nhiễm mỡ, điều hòa huyết áp, hạ đường huyết, giúp điều trị kiết lị, đại tiện ra máu, giảm lượng lipid máu, góp phần phòng ung thư ức chế gốc tự do, lợi tiểu, có hiệu quả khi dùng để giải độc gan thận chống viêm nhiễm dị ứng, duy trì trạng thái bình thường tuyến giáp.

Theo ngành Y học Trung Quốc công bố, trà hoa vàng có các tác dụng chính như: 

- Nước sắc lá trà có tác dụng hạ huyết áp rõ ràng và tác dụng được duy trì trong thời gian tương đối dài

- Trong lá trà có những hoạt chất làm giảm tổng hàm lượng lipit trong huyết thanh máu, giảm lượng cholesterol mật độ thấp (cholesterol xấu) và tăng lượng cholesterol mật độ cao (cholesterol tốt).

- Nước sắc lá trà có tác dụng ức chế sự tụ tập của tiểu cầu, chống sự hình thành huyết khối gây tắc nghẽn mạch máu.

- Phòng ngừa ung bướu và ức chế sự phát triển của các khối u khác

- Lợi tiểu mạnh, hưng phấn thần kinh, hạ đường huyết

- Giải độc gan và thận, ngăn ngừa xơ vữa động mạnh máu, ức chế và tiêu diệt vi khuẩn, giải độc gan và thận, ngăn ngừa xơ vữa động mạnh máu.

- Ngoài ra, lá chè còn có tác dụng chống viêm, chống dị ứng và duy trì trạng thái bình thường của tuyến giáp.

- Chống đột quỵ, uống trà hoa vàng thường xuyên giảm hơn 70% đột quy căn bệnh ngày càng gia tăng và trẻ hóa.

- Dụng trà (chè) cho thấy dùng trà mang lại hiệu quả gần 90% trong việc ngăn ngừa chứng sạm da – một trong những nguyên nhân dẫn đến ung bướu da.

Theo PGS.TS Trần Ninh – Nguyên Phó Chủ nhiệm bộ môn Thực vật khoa Sinh học trường đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội, người đã tìm hiểu nghiên cứu về trà hoa vàng từ năm 1993 đến nay. Trong gần 30 năm gắn bó cùng các đồng nghiệp, ông đã đi khắp các vùng miền Việt Nam và phát hiện được 25 loài trà hoa vàng mới cho khoa học. Ông chính là người phát hiện và đặt tên cho loài hoa trà hoa vàng bản địa Thái Nguyên trên dãy núi Tam Đảo là Hakodae Ninh.

Trà hoa vàng ở vùng Đại Từ, Thái Nguyên được các nhà hoa khọc phát hiện ra nhiều hoạt chất có thể ức chế các tế bào ung thư lên đến 33,8%.

 Trà hoa vàng Hakoda Ninh có tên khoa học Camellia Hakoda Ninh, được PGS.TS Trần Ninh tìm thấy ở sườn núi Đông Bắc vùng núi Tam Đảo vào năm 1999 (thuộc xã Yên Mỹ, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên), một người bạn thân thiết của ông là Giáo sư người Nhật Naotoshi Hakoda Nguyên Chủ tịch Hiệp hội Trà của Nhật Bản đã cùng tiến hành nghiên cứu các loài trà hoa vàng Việt Nam. Để ghi nhớ công ơn của Giáo sư N.Hakoda, PGS.TS Trần Ninh đã đặt tên cho loài này là trà hoa vàng Hakoda Ninh. Trà hoa vàng Hakoda Ninh là loại trà cho hàm lượng dược chất rất cao, đã được Viện hóa học Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam, Viện Dược liệu Việt Nam phân tích và đánh giá.

PGS.TS Trần Ninh từng tâm sự, trong các loài trà hoa vàng Việt Nam, loài trà hoa vàng Hakodae Ninh ông phát hiện tại xã Yên Mỹ, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên là loài hoa có nhiều dược tính và được ưa thích. Cũng từ đặc điểm này mà trà hoa vàng Hakodae được ưa chuộng và săn lùng. Hiện tại cũng có một số mô hình tại huyện Sóc Sơn và huyện Tam Đảo trồng được loài này làm thương phẩm.

Phát hiện 7 giống trà quý hiếm

Năm 2020, khi triển khai Dự án bảo tồn Nam Dược Nhất Dương Sinh, "Nhà Khoa học của nhà nông" Phạm Thị Lý đã lựa chọn một số loài cây dược liệu bản địa của tỉnh Thái Nguyên để xây dựng một mô hình đa hệ sinh học dược liệu dưới tán rừng. Trà hoa vàng bản địa Thái Nguyên là một trong các lựa chọn của bà Phạm Thị Lý.

Từ những cây trà hoa vàng tại khu vực Là Đông, Tràng Xá, Võ Nhai, bà Phạm Thị Lý phát hiện rằng, Thái Nguyên không chỉ là “Đệ nhất danh trà” của trà xanh, mà từ những phát hiện và nghiên cứu trước đó của PGS. Trần Ninh, loài trà hoa vàng Hakodae hương thơm, vị đượm vượt trội các loài trà hoa vàng trên đất Việt một lần nữa khẳng định Thái Nguyên xứng đáng là quê hương của “Đệ nhất danh trà”.

Bà Phạm Thị Lý - một "Nhà Khoa học của nhà nông" và các cộng sự đã sưu tầm và bảo tồn nhiều loài trà hoa vàng quý hiếm ở Thái Nguyên.

Theo PGS.TS Trần Ninh, trong tổng số các loài trà hoa vàng đã được các nhà khoa học công bố và được ông nghiên cứu, phân loại thì có các loài trà hoa vàng dưới đây được phát hiện lần đầu trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên gồm: Camellia Hakodae Ninh (Còn gọi là Hakode, tìm thấy lần đầu tại Mỹ Yên, Đại Từ, Thái Nguyên); Camellia thanxaensa Hakoda & Kirino (Còn gọi là trà hoa vàng thần sa, tìm thấy lần đầu tại Thần Sa, Võ Nhai); Camellia Peteloii (được tìm thấy tại xã Cát Nê huyện Đại Từ); Camellia Hirsuta Hakoda et Ninh (Còn gọi là trà lông, tìm thấy tại xã Cát Nê huyện Đại Từ, hiện tại vẫn tìm thấy trong rừng Võ Nhai tại khu vực Tràng Xá, Phương Giao, Thần Xa…); Camellia Gilberti được tìm thấy tại khu Nước Hai xã Phúc Thuận, Phổ Yên  Thái Nguyên); Camellia phani Hakoda et Ninh được tìm thấy tại núi Mỏ quạ, xã Phúc Thuận, Phổ Yên.

Hiện tại còn một loại trà hoa vàng lá nhỏ vẫn còn trong rừng tự nhiên thuộc khu vực La Hiên, Tràng Xá, Thần Sa, Võ Nhai chưa được phân loại và định danh khoa học. Tất cả bảy loài trà hoa vàng này đang được bà Phạm Thị Lý cùng các cộng sự sưu tầm và bảo tồn tại Khu bảo tồn Nam Dược Nhất Dương Sinh tại xóm Là Đông, Cao nguyên Đông Bo, xã Tràng Xá, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên.

Ngoài ra rừng Võ Nhai vẫn còn có trà hoa đỏ và bạch trà được phân bổ tại khu Tràng Xá, Phương Giao, Thần Sa. Hai loài này cũng được bà Phạm Thị Lý và cộng sự đưa về khu bảo tồn chăm sóc và nghiên cứu.

Sau rất nhiều nỗ lực của bà Phạm Thị Lý và cộng sự, số lượng cây trà hoa vàng bản địa Thái Nguyên được trồng và bảo tồn đã lên tới con số hàng chục ngàn cây trên diện tích ban đầu là 10ha. Trong số đó có khoảng 2.000 cây đã cho thu hoạch ổn định.

Việc tìm thấy, bảo tồn và phát triển các loại trà hoa vàng ở Thái Nguyên, đã và đang mở ra cơ hội cho người dân trong việc phát triển kinh tế từ loài cây quý này.

 Từ những cây trà Hakodae cổ thụ trong đó, có những cây có tuổi đời hàng trăm tuổi, bà Phạm Thị Lý và cộng sự đã chọn được những hạt giống quý để ươm hạt, tuyển lựa, chăm sóc và công bố lưu hành giống cây trồng với tên Hakodae Orgavina. (Hakodae là loài Hakodae bản địa Thái Nguyên; Orgavina là viết tắt của giải pháp hữu cơ vi sinh Việt Nam, nghĩa là Giống cây trà hoa vàng Hakodae được trồng bằng phương pháp hữu cơ vi sinh).

Năm 2024, sản phẩm trà hoa vàng Hakodae Orgavina đã được Hội đồng đánh giá chấm điểm phân hạng sản phẩm OCOP huyện Võ Nhai công nhận sản phẩm OCOP 3 sao, mở ra  cơ hội phát triển mới cho trà hoa vàng bản địa Thái Nguyên. Một "sản vật trời ban" cho mảnh đất Thái Nguyên, đã được đánh thức và phát triển, hứa hẹn đem lại nhiều giá trị cho cả người trồng và người sử dụng các sản phẩm làm ra từ đó./.

TP. Cần Thơ: Tập trung sản xuất nông nghiệp theo hướng xanh và sạch

TP. Cần Thơ: Tập trung sản xuất nông nghiệp theo hướng xanh và sạch

Những năm gần đây, tại TP. Cần Thơ việc phát triển sản xuất nông nghiệp đạt theo các tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP, Global GAP...) và sản xuất theo hướng hữu cơ đã được nhiều nông dân, doanh nghiệp và hợp tác xã (HTX) trên địa bàn quan tâm thực hiện. Qua đó, các tổ chức, cá nhân trên địa bàn thành phố đã cung ứng ra thị trường ngày càng nhiều loại nông sản đạt chất lượng cao, an toàn, đáp ứng yêu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.

Phòng chống đói, rét cho vật nuôi trong vụ Đông - Xuân 2024-2025

Phòng chống đói, rét cho vật nuôi trong vụ Đông - Xuân 2024-2025

Để chủ động phòng chống đói, rét cho vật nuôi, giảm thiểu thiệt hại về chăn nuôi trong vụ Đông-Xuân 2024-2025, đồng thời bảo đảm phát triển chăn nuôi bền vững, hoàn thành kế hoạch năm 2024, Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) đã ban hành công văn số 1175/CN-KHCNMT & HTQT ngày 28/10/2024 gửi các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh miền Núi và Trung du, Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên về triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét cho vật nuôi.

“Cảnh báo đỏ” về lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất cà phê

“Cảnh báo đỏ” về lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất cà phê

(Tapchinongthonmoi.vn) – Tình trạng lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) trong sản xuất cà phê đang ở mức báo động, đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe người dân, môi trường và sự phát triển bền vững của ngành Cà phê Việt Nam.