Hải Dương: \"Đòn bẩy\" giúp phát triển sản xuất nông nghiệp công nghệ cao

Chủ nhật, 22/12/2024 07:16 (GMT+7)

(Tapchinongthonmoi.vn) - Tỉnh Hải Dương đã ban hành Nghị quyết quy định chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh... Đây chính là "đòn bẩy" giúp ngành sản xuất nông nghiệp công nghệ cao của tỉnh phát triển vượt trội.

Cụ thể, vừa qua HĐND tỉnh Hải Dương đã ban hành Nghị quyết số 19/2024/NQ-HĐND sửa đổi Nghị quyết số 14/2023/NQ-HĐND ngày 6/11/2023 quy định chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh. Theo đó, sửa đổi từ "hỗ trợ 100.000 đồng/m2 xây dựng nhà màng, hỗ trợ không quá 50.000 đồng/m2/năm" thành "hỗ trợ 100.000 đồng/m2 xây dựng nhà màng". Kinh phí dự kiến có thể sử dụng để hỗ trợ xây dựng nhà màng năm 2024 và năm 2025 là 76,4 tỷ đồng.

Đây được xem là cú hích quan trọng, giúp nông dân khôi phục sản xuất sau thiệt hại do bão số 3 gây ra, đồng thời thúc đẩy ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp. Nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Hải Dương đang chứng kiến sự "nở rộ" của các mô hình nhà màng.

Hải Dương hiện tại đang là tỉnh dẫn đầu vùng đồng bằng sông Hồng về sản xuất nông nghiệp công nghệ cao.

Sản xuất trong nhà màng mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội so với canh tác truyền thống. Năng suất, chất lượng nông sản được nâng cao, giá bán cao hơn gấp nhiều lần. Nhà màng còn giúp nông dân chủ động hơn trong sản xuất, hạn chế ảnh hưởng của thời tiết, giảm thiểu sâu bệnh hại.

Theo số liệu thống kê, toàn tỉnh Hải Dương hiện tại đã phát triển được khoảng 92ha nhà màng và dự kiến sẽ còn tăng nhanh trong vài năm tới khi tỉnh Hải Dương duy trì chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển nông nghiệp công nghệ cao.

Đây là mô hình sản xuất nông nghiệp an toàn, nông nghiệp công nghệ cao kết hợp tưới nước và bón phân tự động, bán tự động. Diện tích nhà màng chủ yếu trồng dưa lưới…

Các mô hình nhà màng đồng thời đã góp phần giảm công lao động, hạ giá thành, cho doanh thu từ 1-3 tỷ đồng/ha/năm, cao gấp 10-30 lần so với trồng lúa, 15 lần so với trồng rau màu thông thường. Lợi nhuận mỗi hecta nhà màng đạt bình quân 750 triệu đồng/ha/năm. Hải Dương hiện tại đang là tỉnh dẫn đầu vùng đồng bằng sông Hồng về sản xuất nông nghiệp công nghệ cao.

Ngoài lợi ích về kinh tế, sản xuất nông nghiệp trong nhà màng, nhà lưới còn góp phần bảo vệ môi trường do hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, đồng thời, hạn chế những bất lợi của thời tiết, ít bị sâu bệnh, giúp tăng năng suất và chất lượng sản phẩm. Cùng với đó, tạo việc làm cho lao động địa phương, đặc biệt những người già, các thanh niên trẻ, giúp họ có thu nhập cao hơn, ổn định hơn.

TP. Cần Thơ: Tập trung sản xuất nông nghiệp theo hướng xanh và sạch

TP. Cần Thơ: Tập trung sản xuất nông nghiệp theo hướng xanh và sạch

Những năm gần đây, tại TP. Cần Thơ việc phát triển sản xuất nông nghiệp đạt theo các tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP, Global GAP...) và sản xuất theo hướng hữu cơ đã được nhiều nông dân, doanh nghiệp và hợp tác xã (HTX) trên địa bàn quan tâm thực hiện. Qua đó, các tổ chức, cá nhân trên địa bàn thành phố đã cung ứng ra thị trường ngày càng nhiều loại nông sản đạt chất lượng cao, an toàn, đáp ứng yêu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.

Phòng chống đói, rét cho vật nuôi trong vụ Đông - Xuân 2024-2025

Phòng chống đói, rét cho vật nuôi trong vụ Đông - Xuân 2024-2025

Để chủ động phòng chống đói, rét cho vật nuôi, giảm thiểu thiệt hại về chăn nuôi trong vụ Đông-Xuân 2024-2025, đồng thời bảo đảm phát triển chăn nuôi bền vững, hoàn thành kế hoạch năm 2024, Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) đã ban hành công văn số 1175/CN-KHCNMT & HTQT ngày 28/10/2024 gửi các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh miền Núi và Trung du, Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên về triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét cho vật nuôi.

“Cảnh báo đỏ” về lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất cà phê

“Cảnh báo đỏ” về lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất cà phê

(Tapchinongthonmoi.vn) – Tình trạng lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) trong sản xuất cà phê đang ở mức báo động, đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe người dân, môi trường và sự phát triển bền vững của ngành Cà phê Việt Nam.