Kỳ tích trên 'tiểu sa mạc' của Việt Nam: Loài vật nào đang biến những cánh đồng cỏ cháy thành 'vàng trắng'

Công Tâm - Viết Niệm Thứ tư, 16/07/2025 16:27 (GMT+7)

Vùng đất Ninh Thuận cũ (nay là tỉnh Khánh Hoà), là vùng đất có khí hậu khắc nghiệt nhất Việt Nam. Hình ảnh những đàn cừu liêu xiêu đi trong những cánh đồng khô cỏ cháy đã trở thành hình ảnh điển hình trên truyền thông, báo chí để dẫn dụ cho vùng đất này.

Cuộc sống của những chú cừu ở tỉnh có khí hậu khắc nghiệt nhất Việt Nam

Cừu là vật nuôi có mặt rất sớm trên vùng đất Ninh Thuận cũ (nay là tỉnh Khánh Hoà mới), từ cách đây hơn 100 năm, do người Pháp thử nghiệm. Ninh Phước, Bác Ái và Thuận Bắc là ba huyện của tỉnh Ninh Thuận cũ (nay là tỉnh Khánh Hoà mới) có số lượng đàn cừu tập trung rất lớn.
Hằng ngày, khoảng 8h, người ta lùa cừu ra các cánh đồng hoặc đồi núi khô cằn để chăn dắt tự nhiên. Thức ăn chủ yếu của cừu là cỏ dại.
Cừu giống và cừu thịt được nuôi riêng trong những nhà trại khác nhau.
Do khí hậu nắng nóng quanh năm, lượng mưa thấp, chỉ kéo dài khoảng 3 tháng (9 - 11 hàng năm), đàn cừu chỉ thích nghi được với khí hậu và thổ nhưỡng địa phương cho việc nuôi lấy thịt, còn lông thường trơ trụi.
Ở Khánh Hoà, các gia đình người Chăm được thuê để nuôi cừu cho những trang trại. Các hộ gia đình tại đây thường chăn nuôi với quy mô nhỏ hoặc lớn (từ vài chục đến cả nghìn con).
Anh Huỳnh Văn Nhớ (xã Phước Hữu, tỉnh Khánh Hoà) là một trong những hộ chăn nuôi cừu số lượng lớn tại khu vực xã Phước Hà. Anh Nhớ cho biết, ban đầu số lượng nuôi chỉ vỏn vẹn 100 con nhưng sau nhờ áp dụng công nghệ kỹ thuật, hiện tại số lượng đã đàn đã lên tới hơn 1.000 con.
"Ban đầu, số lượng nuôi chỉ vỏn vẹn 100 con, dần dần về sau thấy hiệu quả kinh tế nên tôi vừa nuôi vừa học kỹ thuật của những người đi trước rồi nhân rộng đàn cừu. Đến nay đàn cừu đã hơn 1000 con rất khỏe mạnh và cho chất lượng tốt. Mỗi năm trang trại xuất bán theo hai hình thức, vừa bán thịt và bán giống cho các khách hàng có nhu cầu để về chăn nuôi", anh Nhớ chia sẻ thêm.
Nếu nuôi cừu đúng kỹ thuật mỗi năm trang trại anh Nhớ xuất bán 4 đợt, mỗi đợt bán giao động từ 100 – 150 con, trung bình mỗi con bán ra giá khoảng 1,8 – 2 triệu đồng. Cừu của anh vừa cung cấp thịt, giống cho tất cả các khách hàng trong cả nước.
Trên lưng mỗi chú cừu đều đánh dấu làm ký hiệu mỗi khi thất lạc dễ tìm kiếm hoặc trong quá trình sinh sản dễ kiểm soát, tách đàn.
Cừu là con vật dễ nuôi nên việc chăm sóc cừu không khó, trung bình mỗi năm cừu sinh sản khoảng 2 đợt.
Cừu từ lúc sinh ra, được nuôi đến 8 - 9 tháng tuổi có thể nặng 35-40 kg. Mỗi lứa cừu mẹ có thể sinh từ một đến ba con.
Trong điều kiện thời tiết bình thường, cứ khoảng 4 - 5h chiều, khi tắt nắng, người ta sẽ lùa cừu về. Nếu trời mưa to, đàn cừu tự động về trại.
Bài 3: Từ thoát nghèo nhiều hộ vươn lên làm giàu

Bài 3: Từ thoát nghèo nhiều hộ vươn lên làm giàu

Với sự hỗ trợ từ các chính sách dân tộc, xóa đói giảm nghèo, diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Sơn La đang từng bước đổi thay. Hạ tầng nông thôn miền núi có nhiều khởi sắc, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc được cải thiện, phát triển mô hình kinh tế mới. Nhiều bản, xã trở thành những điểm sáng trong công tác xóa đói, giảm nghèo, từng bước cán đích nông thôn mới.

Bài 2: Những quyết sách đúng đắn, kịp thời

Bài 2: Những quyết sách đúng đắn, kịp thời

Dưới sự lãnh đạo lãnh đạo đúng đắn, kịp thời của cấp ủy, chính quyền các cấp tỉnh Sơn La, công tác xóa đói giảm nghèo tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở các địa phương được đẩy mạnh, các quyết sách được người dân ủng hộ, hưởng ứng, đạt nhiều kết quả tích cực.

Sơn La đẩy mạnh xóa đói giảm nghèo ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Ký ức những ngày gian khó

Sơn La đẩy mạnh xóa đói giảm nghèo ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Ký ức những ngày gian khó

Cách đây chỉ hơn một thập kỷ, Sơn La vẫn là một trong những tỉnh có số hộ nghèo cao nhất cả nước, trong đó, có nhiều hộ gia đình là đồng bào dân tộc thiểu số. Dù đời sống ngày nay của bà con các dân tộc đã đổi thay, nhưng câu chuyện về những mùa đói năm nào vẫn còn đọng lại trong ký ức của nhiều người...