
Đồng Nai: Xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp hữu cơ bền vững
(Tapchinongthonmoi.vn) – Nông nghiệp hữu cơ đang trở thành xu hướng tất yếu trên toàn cầu, với những lợi ích to lớn về sức khỏe, môi trường và phát triển bền vững. Nắm bắt xu thế này, tỉnh Đồng Nai đang nỗ lực xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp hữu cơ, hướng đến mục tiêu nâng cao giá trị sản phẩm, bảo vệ môi trường và nâng cao thu nhập cho người dân.
Chiến lược phát triển nông nghiệp hữu cơ tại Đồng Nai
Đồng Nai là tỉnh có truyền thống nông nghiệp lâu đời, với diện tích đất nông nghiệp lớn, khí hậu thuận lợi và nguồn nhân lực dồi dào. Những năm gần đây, tỉnh Đồng Nai đã tập trung đầu tư phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công, nông nghiệp Đồng Nai vẫn còn đối mặt với nhiều thách thức như ô nhiễm môi trường, suy giảm chất lượng đất, an toàn thực phẩm…
Trong bối cảnh đó, phát triển nông nghiệp hữu cơ được xem là giải pháp quan trọng để Đồng Nai khắc phục những hạn chế, phát huy tiềm năng, lợi thế, tạo bước đột phá trong nông nghiệp. Nông nghiệp hữu cơ không chỉ mang lại sản phẩm sạch, an toàn cho người tiêu dùng mà còn góp phần bảo vệ môi trường, cải tạo đất, tăng thu nhập cho người nông dân.

Nhận thức rõ tầm quan trọng của nông nghiệp hữu cơ, tỉnh Đồng Nai đã triển khai Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2021-2030, với mục tiêu đạt 1.323ha diện tích trồng trọt hữu cơ vào năm 2025, trong đó 72ha là trồng thuần hữu cơ.
Bên cạnh đó, tỉnh Đồng Nai cũng khuyến khích các mô hình sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, tạo ra hàng hóa quy mô lớn. Địa phương cũng đang triển khai 10 dự án ưu tiên, tập trung vào các sản phẩm chủ lực như lúa, rau, hồ tiêu, điều, bưởi, sầu riêng, xoài, cùng chăn nuôi heo và gia cầm hữu cơ.
Đến năm 2025, tỉnh dự kiến phát triển thêm chăn nuôi hữu cơ với các quy mô như 290 con bò, 290 con dê, 1.700 con heo, 75.000 con gia cầm và 200ha nuôi trồng thủy sản. Đến năm 2030, diện tích trồng trọt hữu cơ dự kiến sẽ tăng lên 4.400ha, và quy mô chăn nuôi cũng được mở rộng tương ứng. Đối với các sản phẩm trồng trọt hữu cơ, tỉnh Đồng Nai tập trung phát triển nhiều nhất đối 7 loại cây trồng chủ lực, bao gồm: lúa, rau màu, hồ tiêu, bưởi, sầu riêng, xoài, chuối và điều.
Các vùng sản xuất nông nghiệp hữu cơ sẽ tập trung chủ yếu tại các huyện Định Quán, Vĩnh Cửu, Tân Phú, Xuân Lộc và Cẩm Mỹ. Trong khi đó, khu vực chăn nuôi thủy sản hữu cơ sẽ tập trung chủ yếu ở địa bàn huyện Nhơn Trạch. Ngoài các vùng sản xuất tập trung, tỉnh sẽ khuyến khích phát triển tại các khu vực đạt tiêu chuẩn về môi trường và khả năng thích nghi của cây trồng theo các tiêu chuẩn khác như VietGAP, GlobalGAP, GACP (Thực hành tốt nuôi trồng và thu hái dược liệu), GACP-WHO, chỉ dẫn địa lý… Các vùng sản xuất hữu cơ này sẽ được ưu tiên nhận hỗ trợ về tài chính và liên kết tiêu thụ sản phẩm.
Hoàn thiện chuỗi liên kết sản xuất - tiêu thụ
Theo ông Nguyễn Văn Thắng, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Đồng Nai cho biết, toàn tỉnh hiện có 9 mô hình đạt chứng nhận hữu cơ với diện tích 28,7ha, cùng gần 1.000ha cây trồng theo hướng hữu cơ.
Để đạt được kết quả này, Hội Nông dân các cấp đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nông dân áp dụng phương pháp hữu cơ, công nghệ cao vào sản xuất, đồng thời chú trọng liên kết với thị trường tiêu thụ. Nhờ đó, nhận thức của người dân về nông nghiệp hữu cơ được nâng cao, người sản xuất sẵn sàng thay đổi quy trình, người tiêu dùng chấp nhận mức giá mới. Năm 2023, gần 7.800 cuộc tuyên truyền đã được tổ chức với hơn 238.000 lượt người tham gia, cùng 6 lớp tập huấn sản xuất hữu cơ.

Bên cạnh đó, tỉnh Đồng Nai cũng chú trọng thu hút đầu tư vào chuỗi liên kết sản xuất - tiêu thụ, xây dựng vùng quy hoạch nông nghiệp hữu cơ. Hiện nay, toàn tỉnh có 1 doanh nghiệp, 4 hợp tác xã, 17 tổ hợp tác và 108 hộ tham gia sản xuất hữu cơ. Nhờ đó, các sản phẩm hữu cơ được tiêu thụ thuận lợi với giá bán cao hơn sản phẩm thông thường.
Tỉnh ủy Đồng Nai khẳng định sẽ tiếp tục đẩy mạnh phát triển nông nghiệp hữu cơ dựa trên các chương trình, kế hoạch và chính sách hỗ trợ hiện có, bao gồm: Chương trình phát triển nông nghiệp nông thôn bền vững; Kế hoạch tái cơ cấu ngành Nông nghiệp; Đề án phát triển kinh tế hợp tác, hợp tác xã; Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, hỗ trợ phát triển nông nghiệp hữu cơ, sản xuất an toàn và liên kết sản xuất.
TP. Cần Thơ: Tập trung sản xuất nông nghiệp theo hướng xanh và sạch
Nông nghiệpNhững năm gần đây, tại TP. Cần Thơ việc phát triển sản xuất nông nghiệp đạt theo các tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP, Global GAP...) và sản xuất theo hướng hữu cơ đã được nhiều nông dân, doanh nghiệp và hợp tác xã (HTX) trên địa bàn quan tâm thực hiện. Qua đó, các tổ chức, cá nhân trên địa bàn thành phố đã cung ứng ra thị trường ngày càng nhiều loại nông sản đạt chất lượng cao, an toàn, đáp ứng yêu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.
Phòng chống đói, rét cho vật nuôi trong vụ Đông - Xuân 2024-2025
Nông nghiệpĐể chủ động phòng chống đói, rét cho vật nuôi, giảm thiểu thiệt hại về chăn nuôi trong vụ Đông-Xuân 2024-2025, đồng thời bảo đảm phát triển chăn nuôi bền vững, hoàn thành kế hoạch năm 2024, Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) đã ban hành công văn số 1175/CN-KHCNMT & HTQT ngày 28/10/2024 gửi các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh miền Núi và Trung du, Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên về triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét cho vật nuôi.
“Cảnh báo đỏ” về lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất cà phê
Nông nghiệp(Tapchinongthonmoi.vn) – Tình trạng lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) trong sản xuất cà phê đang ở mức báo động, đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe người dân, môi trường và sự phát triển bền vững của ngành Cà phê Việt Nam.