
Nông dân Hiệp Hòa thay đổi tư duy khi tham gia sản xuất lúa “thân thiện với môi trường”
(Tapchinongthonmoi.vn) - Hiệp Hòa là huyện thuần nông của tỉnh Bắc Giang với diện tích đất gieo cấy lớn, lại hưởng lợi từ hệ thống sông Cầu chảy qua, cùng với đó là sự chăm chỉ, cần cù, chịu khó của người dân… Từ bao đời nay trên những cánh đồng, người dân huyện Hiệp Hòa đã phát triển sản xuất và đưa ra thị trường nhiều sản phẩm gạo chất lượng như: Nếp cái hòa vàng Thái Sơn, VNR 20 Danh Thắng, BC15 Thái Bình; J02 Hùng Sơn...
Nhằm góp phần hỗ trợ người trồng lúa trên địa bàn tăng năng suất, chất lượng cũng như giảm giá thành, vật tư đầu vào, bảo vệ môi trường… trong 2 năm qua, Hội Nông dân tỉnh Bắc Giang, Hội Nông dân huyện Hiệp Hòa đã tích cực đẩy mạnh triển khai Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân áp dụng canh tác lúa thân thiện với môi trường” từ nguồn vốn của T.Ư Hội Nông dân Việt Nam và UBND tỉnh Bắc Giang trong hỗ trợ mở tập huấn kỹ thuật, giống lúa, phân bón vi sinh, chế phẩm sinh học. Từ đó đã làm thay đổi nhận thức, nâng cao năng suất, giá trị nông sản và góp phần tích cực đến nâng cao cuộc sống của người dân trồng lúa.
Bà Nguyễn Thị Mạnh Hiền – Chủ tịch Hội Nông dân huyện Hiệp Hòa cho hay: Hiệp Hòa là địa phương có “truyền thống” về cánh tác lúa, chính vì vậy khi triển khai Chương trình canh lúa thân thiện với môi trường, những ngày đầu chúng tôi cũng gặp một số những khó khăn như: người dân đã quá quen thuộc với lối canh tác truyền thống; người dân ngại thay đổi; sợ thay đổi quy trình canh tác sẽ ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng sản phẩm… Chính vì vậy, sau khi họp bàn, thống nhất chủ trương, Hội Nông dân huyện Hiệp Hòa đã lựa chọn xã Thái Sơn và là những đơn vị triển khai mô hình mẫu của dự án.

Xã Lương Phong, huyện Hiệp Hòa, sau khi bàn bạc thống nhất Hội Nông dân xã đã thành lập 4 tổ nông dân để tuyên truyền dự án canh tác lúa thân thiện với môi trường tới các hộ gia đình.
Đến nay, nhận thức của Nhân dân trồng lúa Lương Phong đã thay đổi rõ dệt, đặc biệt là không còn tình trạng đốt rơm, rạ mà người dân đã tận dụng rơm, rạ tại ruộng để làm phân bón; tình trạng sử dụng phân hóa học trong canh tác cũng giảm (Trước đây nhân dân hay bón phân đạm nhiều, đến nay bón ít hơn và bón theo giai đoạn phát triển của cây lúa khi cây lúa cần bổ sung).

Ông Nguyễn Văn Bình – Chủ tịch Hội Nông dân xã Lương Phong phấn khởi cho biết: Giờ đây người dân trồng lúa xã Lương Phong chúng tôi đã biết và nắm rất rõ về 3 kỹ thuật canh tác lúa thân thiện với môi trường; các gia đình đã chủ động áp dụng những kỹ thuật này vào từng thửa ruộng của mỗi nhà. Vì vậy mà trong vụ Mùa năm 2024, trên địa bàn xã Lương Phong đã có 1.200 hộ gia đình cùng chủ động áp dụng kỹ thuật canh tác lúa thân thiện với môi trường với trên diện tích 160ha.
Không chỉ bó hẹp ở xã Lương Phong, giờ đây phương pháp canh tác lúa thân thiện với môi trường đã được lan tỏa đến khắp các địa phương của huyện Hiệp Hòa như Thái Sơn, Xuân Cẩm, Hùng Sơn, Hòa An... từ đó đã tạo ra khí thế thi đua sôi nổi trong sản xuất lúa trên địa bàn.
Việc canh tác lúa thân thiện với môi trường tại huyện Hiệp Hòa còn được ghi nhận trong việc tăng năng suất lúa so với truyền thống từ 20-30% (trước đây trồng lúa theo phương pháp truyền thống chỉ đạt 170-180kg/sào, thì nay tăng lên 220-230kg/sào). Những năm 2015-2020, tỷ lệ đốt rơm, rạ của huyện Hiệp Hòa chiếm khoảng 50% thì nay đã giảm xuống 20%.
Sản xuất lúa thân thiện với môi trường do ít sử dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật cho nên bảo vệ sức khỏe cho người sản xuất cũng như người tiêu dùng ngày càng được đảm bảo... Đây chính là những ưu điểm để người dân trồng lúa ở huyện Hiệp Hòa nói riêng và tỉnh Bắc Giang nói chung tin tưởng vào Chương trình canh tác lúa thân thiện với môi trường.
Với sự hỗ trợ của T.Ư Hội Nông dân Việt Nam, UBND tỉnh Bắc Giang thời gian qua, trong việc hỗ trợ tập huấn kỹ thuật, giống, phân bón vi sinh, chế phẩm sinh học... người dân trồng lúa huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang đã hoàn toàn tin tưởng và thay đổi tập quán canh tác lúa thân thiện với môi trường. Từ đó trên địa bàn đã có thêm nhiều cánh đồng mẫu lớn, nhiều chuỗi liên kết sản xuất bền vững được thành lập... sản xuất lúa theo phương pháp thân thiện với môi trường ở Hiệp Hòa đang hướng đến việc phát triển nền nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh./.
Kênh dẫn vốn, giúp nông dân yên tâm mở rộng sản xuất và làm giàu
Hỗ trợ nông dânTừ nguồn Quỹ Hỗ trợ nông dân, nhiều dự án mới phù hợp với điều kiện kinh tế tại địa phương đã xuất hiện, hàng nghìn nông dân được vay vốn vươn lên làm giàu. Đồng thời, tạo sức lan tỏa mạnh mẽ trong Phong trào “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi” trên địa bàn tỉnh Hà Giang.
Hải Phòng: Nông dân được hỗ trợ làm nông nghiệp công nghệ cao
Hỗ trợ nông dânNhờ nguồn tín dụng ưu đãi trợ giúp từ Quỹ Hỗ trợ nông dân, nhiều hội viên nông dân trên địa bàn TP. Hải Phòng đã tiếp cận nguồn vốn, đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh theo hướng hàng hóa, đem lại giá trị thu nhập cao.
Ninh Bình: Thành lập Chi hội Nông dân \"5 tự, 5 cùng\"
Hỗ trợ nông dânNgày 10/10, tại xã Ninh Giang, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình đã tổ chức hội nghị thành lập Chi hội Nông dân nghề nghiệp nuôi trồng thuỷ sản Ninh Giang. Chi hội có 20 thành viên là hội viên nông dân tham gia.