
Khuyến nông cộng đồng giúp gia tăng giá trị cho ngành hàng cà phê
Hiện ở Đắk Nông đã thành lập được 54 tổ khuyến nông cộng đồng, thực hiện tư vấn, hỗ trợ người dân, HTX áp dụng quy trình sản xuất đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng cà phê, an toàn thực phẩm...
Các tổ khuyến nông cộng đồng đang góp phần tích cực trong việc thay đổi sản xuất cà phê theo hướng bền vững, nâng cao chất lượng nông sản phục vụ xuất khẩu. Đây là thông tin tại Hội thảo “Khuyến nông cộng đồng trong thu gom và xử lý chất thải trong sản xuất cà phê” do Trung tâm khuyến nông Quốc gia (Bộ NN&PTNT) tổ chức tại tỉnh Đắk Nông hôm nay 29/10.

Cà phê là cây trồng có tỷ trọng lớn trong cơ cấu nông nghiệp của tỉnh Đắk Nông. Hiện tỉnh có hơn 142.000ha cà phê, sản lượng trên 360.000 tấn, đứng thứ 3 cả nước và khu vực Tây Nguyên. Những năm qua, nhiều DN, HTX, tổ hợp tác và nông dân ở Đắk Nông đã chú trọng đầu tư, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nên chất lượng cà phê đang dần được nâng cao.
Tỉnh Đắk Nông đã có hơn 23.000ha cà phê sản xuất theo các tiêu chuẩn chứng nhận của quốc gia và quốc tế, với hàng loạt mô hình sản xuất cà phê bền vững theo chuỗi giá trị. Đặc biệt là 2 năm gần đây, Đắk Nông đã thành lập được 54 tổ khuyến nông cộng đồng, thực hiện tư vấn, hỗ trợ người dân, HTX áp dụng quy trình sản xuất đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, an toàn thực phẩm...
Dự hội thảo, ông Hà Công Xã, Giám đốc HTX nông sản hữu cơ Becham, ở xã Trường Xuân, huyện Đắk Song, mong muốn có nhiều hơn nữa những hoạt động tập huấn, hướng dẫn nông dân sản xuất an toàn.
“Hàng năm HTX tổ chức 5-7 lớp, có những năm tổ chức 10 lớp miễn phí tập huấn cho bà bà con nông dân học tập về bộ nguyên lý vận hành vườn hữu cơ sinh thái. Ngay sau học lý thuyết là thực hành để người nông dân biết được phải làm những gì trên mảnh vườn của mình, từ đó họ mới có thể tự thực hiện được việc thu gom xử lý rác thải, biến nó trở thành nguồn phân bón hữu cơ hữu ích cho cây trồng”, ông Xã nói.

Tại Hội thảo, các đại biểu cho rằng, gia tăng giá trị cho ngành hàng cà phê có đóng góp quan trọng của khuyến nông cộng đồng. Tuy nhiên, trong việc thu gom, xử lý rác thải nông nghiệp, khuyến nông cộng đồng cần có sự trợ lực cụ thể về cơ chế hoạt động, hỗ trợ từ các bên liên quan như nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức quốc tế.
Ông Lê Quốc Thanh, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia cho rằng, đầu tiên phải tăng cường nhận thức của cộng đồng. Thứ hai là phải cụ thể hơn nữa các quy trình. Thứ ba là phải làm rõ được trách nhiệm giữa các bên: Trách nhiệm của nhà cung cấp vật tư, của người sản xuất, trách nhiệm của cộng đồng... “Hiện nay ở Đắk Nông đã có những tổ khuyến nông cộng đồng từng bước đi vào hoạt động hiệu quả. Chúng ta nên tích hợp được vai trò của tổ khuyến nông cộng đồng cùng đồng hành với bà con trong quá trình này”, ông Thanh khuyến nghị.
Kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp - con đường phát triển bền vững của APEC
Liên kết sáu nhàHướng đến phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp vì sự bền vững và thịnh vượng chung trong các nền kinh tế APEC, ngày 24/10 tại Hà Nội, Viện chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn và Văn phòng Chương trình hỗ trợ quốc tế (ISG) - Bộ NN&PTNT phối hợp với Ban Thư ký APEC tổ chức hội thảo trực tuyến “Phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp con đường phát triển bền vững trong các nền kinh tế APEC”.
Nông dân tích cực tái đàn chăn nuôi phục vụ thị trường cuối năm
Liên kết sáu nhàDù chịu ảnh hưởng nặng nề do thiên tai nhưng ngành nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa vẫn đang giữ được tốc độ tăng trưởng cao trong năm 2024 với các giải pháp phục hồi nhanh chóng.
Quảng Ngãi tổ chức phiên chợ kết nối tiêu thụ nông sản và sản phẩm OCOP miền núi
Liên kết sáu nhàMới đây, lần đầu tiên Hội Nông dân tỉnh Quảng Ngãi tổ chức phiên chợ giới thiệu, quảng bá nông sản và sản phẩm OCOP ở các huyện miền núi trong tỉnh tại thành phố Quảng Ngãi. Hoạt động này nhằm giới thiệu và kết nối tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, dịch vụ của các cá nhân, doanh nghiệp, hợp tác xã đóng trên địa bàn các xã đặc biệt khó khăn.