“Cán bộ Hội phải hiểu biết sâu rộng, đa dạng và linh hoạt”

Việt Tùng (ghi) Thứ ba, 15/10/2024 07:02 (GMT+7)

(Tapchinongthonmoi.vn) - Công tác Hội và phong trào ND trong tỉnh Hưng Yên đã có nhiều chuyển biến tích cực, tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế, bất cập, vì vậy đề nghị Đảng và Nhà nước quan tâm nhiều hơn nữa đối với giai cấp Nông dân, đặc biệt là các cơ chế, chính sách tạo điều kiện thuận lợi để hội viên, nông dân được trực tiếp tham gia các dự án phát triển kinh tế, hỗ trợ giống, vốn, tạo nhiều việc làm giúp nâng cao đời sống vật chất và tinh thần...

Ông Vũ Văn Thắng – Chủ tịch Hội ND tỉnh Hưng Yên (trái) thăm mô hình trồng lan của hội viên nông dân Nguyễn Văn Tuyên, Xuân Quan (Văn Giang, Hưng Yên).

Mặc dù phong trào Hội, cũng như công tác Hội ND trong tỉnh Hưng Yên đã có nhiều chuyển biến tích cực, tuy nhiên, theo tôi vẫn còn một số hạn chế, bất cập: Nhiều cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp chưa được đào tạo bài bản, nắm phương pháp luận và kỹ năng công tác chưa chắc; năng lực, trình độ chuyên môn của một số cán bộ chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của Hội, nhất là về kiến thức sản xuất nông nghiệp, quản lý kinh tế, quản lý xã hội, tin học. Một số cán bộ Hội lãnh đạo, quản lý thiếu tự giác tu dưỡng, rèn luyện, vi phạm khuyết điểm phải xử lý kỷ luật. Nhiều cán bộ làm công tác xây dựng Hội còn hạn chế về kiến thức, thiếu thực tiễn, thiếu gương mẫu, phẩm chất chưa ngang tầm nhiệm vụ. 

Công tác phát hiện, tuyển chọn, sử dụng cán bộ có đức, có tài nhất là cán bộ trẻ, cán bộ nữ chưa được chú trọng. Công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chưa được quan tâm đúng mức, chưa gắn với đánh giá cán bộ một cách thực chất và gắn với các sản phẩm cụ thể, còn cảm tính và nể nang, dễ dãi và định kiến. Công tác thi đua, khen thưởng, chế độ chính sách chưa tạo được động lực phấn đấu làm việc tốt, đã hạn chế tính chủ động, tích cực, sáng tạo và tự giác của cán bộ.

Về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ: Cần đổi mới, cập nhật nội dung chương trình, tài liệu bồi dưỡng, đảm bảo tính khoa học, liên thông và có tính kế thừa đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Đa dạng hóa các hình thức thông tin, tuyên truyền gắn với tổ chức các hoạt động dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của hội viên nông dân. Định kỳ tổ chức đối thoại với hội viên, nông dân. Cán bộ Hội các cấp phải tự rèn luyện, nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng cần thiết nhất về nghiệp vụ công tác Hội như: Kỹ năng vận động, thuyết phục, đối thoại với nông dân... để đáp ứng yêu cầu công tác Hội trong thời kỳ mới. 

Công tác tuyển dụng cán bộ, công chức, viên chức phải chặt chẽ. Bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, phát huy vai trò, trách nhiệm của tập thể và người đứng đầu. Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nguồn cán bộ lâu dài, kế cận. Quy hoạch phải sát với thực tiễn. Quan tâm cán bộ trẻ trong quy hoạch, có triển vọng phát triển…

Đề nghị Đảng và Nhà nước quan tâm nhiều hơn nữa đối với giai cấp Nông dân, đặc biệt là các cơ chế, chính sách tạo điều kiện thuận lợi để hội viên, nông dân được trực tiếp tham gia các dự án phát triển kinh tế, hỗ trợ giống, vốn, tạo nhiều việc làm giúp nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho hội viên, nông dân.

Các cấp, các địa phương cần chỉ đạo kịp thời, hoàn thiện, cơ chế, chính sách để tổ chức Hội hoạt động thuận lợi, kiện toàn bộ máy, bổ sung những cán bộ có năng lực, uy tín là nhân tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng giai cấp Nông dân; phát huy quyền làm chủ của nông dân, bảo đảm cho phong trào nông dân phát triển.

T.Ư Hội NDVN cần tiếp tục quan tâm chế độ chính sách đối với cán bộ Hội, tăng nguồn kinh phí cho việc mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng cán bộ, trong đó ưu tiên nơi có đông hội viên, nông dân theo đạo và cán bộ nữ… Quan tâm chế độ chính sách, nhất là phụ cấp cho cán bộ không chuyên trách Hội Nông dân cơ sở: Phó Chủ tịch và Chi hội trưởng nông dân để cán bộ yên tâm công tác.

Đối với chính quyền địa phương, cầm quan tâm xây dựng quy hoạch cán bộ Hội trong tổng thể quy hoạch cán bộ của Đảng ở từng cấp, từng địa phương. Thực hiện luân chuyển cán bộ trong hệ thống tổ chức Hội ND. Bố trí cán bộ chủ chốt Hội Nông dân các cấp tham gia cấp uỷ và HĐND các cấp... 
 

Nỗ lực, tâm huyết góp phần để cuộc sống nông dân ngày một thịnh vượng

Nỗ lực, tâm huyết góp phần để cuộc sống nông dân ngày một thịnh vượng

(Tapchinongthonmoi.vn) - Với trên 20 năm gắn bó với nông nghiệp và người nông dân; Kỹ sư, Thạc sỹ Nông nghiệp (Ths) - Lã Văn Đoàn - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nông dân tỉnh Bắc Giang, đã dành nhiều thời gian, tâm huyết, trí lực để nghiên cứu khoa học, công nghệ trong nông nghiệp nhằm tìm ra những giải pháp tốt nhất từ đó hỗ trợ nâng cao đời sống cho hội viên, nông dân.

'Nhà khoa học của nhà nông' cần mẫn gieo hạt, cùng nhà nông đón mùa vàng

'Nhà khoa học của nhà nông' cần mẫn gieo hạt, cùng nhà nông đón mùa vàng

Nhắc đến tên giống lúa Kinh sở ưu 1588, Hương thuần 8, Sông Lam 9 (LTH 31)… nhiều người biết đến đó là sản phẩm được ra đời từ niềm đam mê nghiên cứu, chọn tạo, khảo nghiệm của bà Võ Thị Nhung – người đã mang đến nhiều bộ giống mới cho bà con nông dân tỉnh Nghệ An cũng như một số tỉnh khác trong khu vực phía Bắc có thêm lựa chọn để tăng năng suất, hiệu quả sản xuất nông nghiệp.

“Còn khỏe là còn cống hiến, hết lòng vì nông dân”

“Còn khỏe là còn cống hiến, hết lòng vì nông dân”

(Tapchinongthonmoi.vn) - Đó là chia sẻ của ông Vũ Hữu Lê - Giám đốc Công ty TNHH cơ khí và xây dựng Hồng Hà (tỉnh Yên Bái), “Nhà khoa học của Nhà nông” năm 2018. Năm nay đã 89 tuổi nhưng ông vẫn tích cực nghiên cứu và lãnh đạo sản xuất hàng nghìn loại máy bán ra thị trường trong và ngoài tỉnh.