
Làm thế nào để nhận biết được ong chúa, ong đực, ong thợ trong đàn?
Nhìn toàn bộ đàn ong hầu như chỉ thấy có ong thợ, không ai nhìn thấy ong chúa vì nó luôn luôn lẫn vào trong đám ong thợ và được ong thợ bảo vệ rất chu đáo… Để phân biệt được ba loại ong này trong đàn phải căn cứ vào các đặc điểm sau
Nhìn toàn bộ đàn ong hầu như chỉ thấy có ong thợ, không ai nhìn thấy ong chúa vì nó luôn luôn lẫn vào trong đám ong thợ và được ong thợ bảo vệ rất chu đáo…
Để phân biệt được ba loại ong này trong đàn phải căn cứ vào các đặc điểm sau đây:
a) Về độ lớn: Ong chúa là con lớn nhất đàn, dài gần gấp hai lần và nặng gần gấp ba con ong thợ, ong thợ là con ong nhỏ nhất đàn.
b) Về số lượng: Ong chúa chỉ có một con, ong đực ít, trong đàn chủ yếu là ong thợ.
c) Về màu sắc: Ong thợ có màu vàng, ong chúa màu nâu sẫm, còn ong đực có màu nâu đen.
d) Về hoạt động: Ong chúa chỉ ở trong tổ, rất ít khi đi ra ngoài, trừ những ngày ra để thụ tinh hoặc ra để bốc bay. Ong đực chỉ có ăn chơi, đi ra đi vào, không đi làm. Ong thợ là con ong siêng năng, đi làm mang mật và phấn hoa về tổ.
Nhìn toàn bộ đàn ong hầu như chỉ thấy có ong thợ, không ai nhìn thấy ong chúa vì nó luôn luôn lẫn vào trong đám ong thợ và được ong thợ bảo vệ rất chu đáo. Còn ong đực chỉ nhiều lên khi đàn ong muốn chia đàn bằng cách, ong thợ làm tổ cho ong đực để ong chúa đẻ trứng vào mới nở thành ong đực chuẩn bị cho chúa mới thụ tinh.
Đây là sự phân biệt bên ngoài các loại ong trong tổ. Còn phân biệt bên trong về đặc tính con ong sẽ được trả lời ở các câu hỏi khác.
Theo Mard.gov.vn
TP. Cần Thơ: Tập trung sản xuất nông nghiệp theo hướng xanh và sạch
Nông nghiệpNhững năm gần đây, tại TP. Cần Thơ việc phát triển sản xuất nông nghiệp đạt theo các tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP, Global GAP...) và sản xuất theo hướng hữu cơ đã được nhiều nông dân, doanh nghiệp và hợp tác xã (HTX) trên địa bàn quan tâm thực hiện. Qua đó, các tổ chức, cá nhân trên địa bàn thành phố đã cung ứng ra thị trường ngày càng nhiều loại nông sản đạt chất lượng cao, an toàn, đáp ứng yêu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.
Phòng chống đói, rét cho vật nuôi trong vụ Đông - Xuân 2024-2025
Nông nghiệpĐể chủ động phòng chống đói, rét cho vật nuôi, giảm thiểu thiệt hại về chăn nuôi trong vụ Đông-Xuân 2024-2025, đồng thời bảo đảm phát triển chăn nuôi bền vững, hoàn thành kế hoạch năm 2024, Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) đã ban hành công văn số 1175/CN-KHCNMT & HTQT ngày 28/10/2024 gửi các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh miền Núi và Trung du, Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên về triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét cho vật nuôi.
“Cảnh báo đỏ” về lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất cà phê
Nông nghiệp(Tapchinongthonmoi.vn) – Tình trạng lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) trong sản xuất cà phê đang ở mức báo động, đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe người dân, môi trường và sự phát triển bền vững của ngành Cà phê Việt Nam.