Phúc Yên: Khai hội đền Ngô Tướng Công

Việt Tùng Thứ sáu, 07/02/2025 08:05 (GMT+7)

Sáng 6/2/2025 (tức mùng 9 tháng Giêng), chính quyền và nhân dân phường Phúc Thắng, thành phố Phúc Yên (Vĩnh Phúc) tổ chức khai hội đền Ngô Tướng Công.

Màn biểu diễn múa trống hoành tráng, trang nghiêm.

Lễ khai hội diễn ra với phần nghi lễ uy nghiêm, trang trọng, cùng nhau ôn lại truyền thống yêu nước cũng như công đức của Ngô Tướng Công.

Ngô Tướng Công (Ngô Miễn) sinh năm Tân Hợi (1371), xuất thân trong gia đình hào phú có thế lực ở xã Xuân Hy, tổng Kim Hoa, phủ Bắc Hà, xứ Kinh Bắc (nay là phường Phúc Thắng, thành phố Phúc Yên).

Từ nhỏ, Ngô Miễn thông minh hơn người, năm 22 tuổi, ông thi đỗ Tiến sĩ dưới triều Vua Trần Thuận Tông. Nhưng sau khi đỗ đạt, Ngô Miễn không ra làm quan mà xin về quê mở trường dạy học. Với chí khí và lòng nhân đức vô lượng của ông, nhân dân trong vùng đã cho con em theo học.

Sử sách còn lưu truyền, không những học rộng, tài cao, Tiến sĩ Ngô Miễn còn lãnh đạo Thập tộc xã Xuân Hy khai hoang và đánh giặc cứu nước. Năm 1400 được vua Hồ mời ra làm quan với chức Nội nhân giám quan Thiên Cương.

Ông Phan Tiến Dũng, Chủ tịch UBND thành phố Phúc Yên (Vĩnh Phúc) đốt đuốc khai hội đền Ngô Tướng Công năm 2025.

Năm 1406, Ngô Miễn được vua Hồ Hán Thương gia phong chức Hành khiển Thượng Thư lệnh, hữu Tham tri chính sự kiêm tri các Lăng phủ Thiên Xương, đây là một trong các chức vụ trọng yếu của triều đình nhà Hồ.

Được phong quan chưa lâu, mùa Xuân năm Đinh Hợi (1407), Ngô Miễn cầm quân ra trận thực hiện lý tưởng “bình thiên hạ”. Sau 7 năm cầm quân giữ nước, vào ngày 12/5/1407, Ngô Miễn nhận được tin vua Hồ Hán Thương bị giặc bắt, ông quyết không chịu đầu hàng nên nhảy xuống cửa biển Kỳ La tuẫn tiết. Khi ấy ông mới 36 tuổi.

Để tỏ lòng ghi nhớ, tôn vinh công đức của tướng quân Ngô Miễn, người dân đã lập đền thờ tướng quân ngay trên chính quê hương và suy tôn ông là Đức Thành hoàng, hay Đức Thánh Tổ. Trong đó, đền thờ chính được công nhận Di tích Lịch sử văn hóa cấp Quốc gia năm 1991 và tọa lạc tại tổ dân phố Xuân Mai 2.

Phó Chủ tịch thành phố Nguyễn Tiến Thông đánh trống khai hội đền Ngô Tướng Công năm 2025.

Hằng năm, vào các ngày mùng 9, 10, 11 tháng Giêng, Lễ hội đền Ngô Tướng Công được tổ chức trọng thể nhằm tưởng nhớ công đức của các bậc tiền nhân, hướng về cội nguồn.

Khai mạc Lễ hội đền Ngô Tướng Công, lãnh đạo UBND phường Phúc Thắng đã tuyên đọc chúc văn, đốt đuốc và đánh trống khai hội.

Lãnh đạo và người dân địa phương, du khách dâng hương tại đền Ngô Tướng Công sáng 6/2.

Lễ hội đền Ngô Tướng Công diễn ra trong 3 ngày, từ ngày mùng 9 đến 11 tháng Giêng. Phần hội gồm các trò chơi dân gian thu hút đông đảo nhân dân và du khách thập phương.

Công tác tổ chức lễ hội năm nay được đánh giá cao, trang nghiêm, trang trọng với phần lễ và phần hội hấp dẫn, độc đáo.

Việt Tùng
Ninh Bình: \'Không gian chợ Tết xưa\' tại Phố cổ Hoa Lư

Ninh Bình: \"Không gian chợ Tết xưa\" tại Phố cổ Hoa Lư

Ngày 25/1, "Không gian chợ Tết xưa" được khai mạc tại Phố cổ Hoa Lư, thành phố Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, nhằm tái hiện nét đẹp văn hóa, quảng bá giá trị văn hóa của dân tộc tới đông đảo du khách.

Nâng tầm lễ hội đền Trần Thái Bình

Nâng tầm lễ hội đền Trần Thái Bình

Ông Trần Hữu Nam, Bí thư Huyện ủy Hưng Hà, tỉnh Thái Bình cho biết, lễ hội đền Trần năm 2025 tổ chức tại Khu di tích quốc gia đặc biệt Khu lăng mộ và đền thờ các vị vua Trần (xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà) sẽ diễn ra từ ngày 10 - 14/2 (tức ngày 13 - 17 tháng Giêng năm Ất Tỵ) theo quy mô cấp tỉnh.

Sóc Trăng bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa đồng bào dân tộc thiểu số

Sóc Trăng bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa đồng bào dân tộc thiểu số

Là tỉnh có đông đồng bào dân tộc thiểu số với chiếm hơn 35% dân số, thời gian qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Sóc Trăng luôn quan tâm chỉ đạo các ngành các cấp bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số ở địa phương.